Mô hình nuôi gà hiên nay đang được người nông dân lựa chọn mang lại thu nhập cho gia đình. Khi mới bắt đầu chắc hẳn vẫn có nhiều những bỡ ngỡ. Và ngay từ lúc gà còn nhỏ là giai đoạn đầu tiên rất quan trọng. Sau đây xin mời các bạn cùng nuoitrong,vn tìm hiểu cách nuôi gà con mới nở sao cho hiệu quả nhất.
Với nhà nông nuôi gà, chăm gà con cũng như chăm con mọn. Dù cực nhưng phải chú ý từng ly từng tý. Nhưng kể cả với những người nhiều năm kinh nghiệm thì làm thế nào để gà con phát triển tốt. Không dịch bệnh, nhanh nhẹn linh hoạt là điều không hề đơn giản.
Bởi chỉ với một thay đổi nhỏ ở nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn hay sự biến động về thời tiết cũng rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng đàn gà.
Cách nuôi gà con mới nở – tách gà mẹ hoặc nhập gà về
Khi mà gà con nở thì ta tiến hành tách riêng với gà mẹ. Ta chuẩn bị thùng bìa các tông, đục các lỗ nhỏ ở xung quanh để đảm bảo thông khí.
Phía trong thùng thì lót một lớp trấu. Hoặc chuẩn bị các khu quây cót. Khi gà nở cần cho nó khô hết lông thì mới bắt đầu tách riêng.
Đa số các hộ chăn nuôi đều không cho gà ấp trực tiếp tại nhà. Mà thường đem tới các nơi ấp hoặc mua trực tiếp gà con tại đó.
Như vậy thì cách nuôi gà con mới nở ở cả hai trường hợp đều không khác nhau. Sau đây là một số câu hỏi, thắc mắc. Cũng như là những tâm sự của nhà nông nuôi gà về những khó khăn trăn trở.
Làm sao chăm sóc cho gà con của gia đình mình được béo khỏe và linh hoạt. Mời các bạn cùng tìm hiểu cách nuôi gà con mới nở.
Cách nuôi gà con mới nở – xác định gà khỏe mạnh như thế nào?
Làm như nào để có thể nhận biết được gà con khỏe mạnh? Và nên quan sát ở thời điểm nào để có thể nhận biết được cách tốt nhất?
Sẽ có hai thời điểm để quan sát. Thứ nhất là quan sát lúc gà mới về. Thứ hai là quan sát sau 48 giờ cho ăn. Ở hai thời điểm các bạn mới bắt gà về thì sẽ cần kiểm tra các yếu tố sau.
Trước tiên là hoạt động của đàn gà phải nhanh nhạy. Thứ nhì là mắt phải to, sáng. Kế tiếp là lông phải bóng, mướt. Cánh phải ôm sát và chân căng bóng. Bởi vì gà con nếu để lâu thì sẽ bị khô chân và tóp lại.
Và bụng gà con phải mịn. Các bạn kiểm tra bằng cách cầm ngược con gà lên. Ấn nhẹ vào bụng, cảm giác bụng phải mềm và không to. Rốn phải kín không có được hở.
Thứ hai nữa là kiểm tra qua sự tiếp nhận thức ăn của đàn gà nhà mình. Sau 48 giờ cho ăn, đàn gà được xác định là khỏe mạnh. Khi mà 100 % những con gà được kiểm tra đều có thức ăn ở trong diều. Vậy cách làm như thế nào?
Các bạn sẽ bắt ngẫu nhiên khoảng 20 con đến 30 con trong đàn, tùy theo số lượng đàn gà nhà mình. Các bạn cầm ngửa con gà lên và ấn ngón trỏ nhẹ vào phần da ở diều. Ta sẽ kiểm tra được trong diều có thức ăn hay không.
Đó là hai thời điểm kiểm tra tình hình sức khỏe của đàn gà. Để mình có thể kết luận được đàn gà có khỏe mạnh hay không.
Bệnh tiêu chảy và đi phân sống ở gà con
Nhiều hộ chăn nuôi phản ánh là gà con dễ mắc bệnh tiêu chảy, đi phân sống hơn là gà lớn. Điều đó có đúng hay không? Và vì sao lại như vậy?
Điều đó hoàn toàn đúng. Bởi vì gà con có một số đặc điểm sinh lý khác với gà lớn. Đó là hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, cùng với việc hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh.
Do đó khi mà thức ăn cho gà con không được tốt đồng thời với những tác động stress. Như điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì sẽ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Khi thức ăn được gà con ăn vào sẽ không qua quá trình tiêu hóa hấp thu. Và thức ăn được đưa ra ngoài gây ra vấn đề gà bị sống phân. Còn một số thức ăn đọng lại ở trong đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy tạo thành những sản vật độc.
Và chính những sản vật độc lại kích ứng vào vách ruột. Tăng tiết dịch ruột và tăng cường nhu động ruột làm cho gà con bị tiêu chảy. Chứng tỏ những phản ánh của nhiều hộ chăn nuôi rất chính xác.
Khi đường ruột của gà con bị xáo trộn có thể dễ dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa. Dinh dưỡng tốt chính là biện pháp cải thiện đường tiêu hóa của gà con. Nhiều hộ nuôi gà đã áp dụng tốt biên pháp dinh dưỡng cho gà con trong thực tế.
Biện pháp dinh dưỡng cho gà con
Trong tuần đầu gà con có tiềm năng phát triển cao nhất nên nhu cầu bổ sung khá cao. Tuy nhiên do còn nhỏ và hệ tiêu hóa chưa phát triển hết. Vậy nên các bạn cần chọn lựa thức ăn có chất lượng cao, đủ chất và cân bằng acid amin mới giúp gà phát triển tốt.
Biện pháp là cho gà con ăn cám có men tiêu hóa. Giúp gà hấp thu thức ăn hiệu quả, ruột khỏe mạnh nên hạn chế được một số bệnh.
Khi sử dụng cám có men tiêu hóa thì người chăn nuôi bớt phải sử dụng lượng men thêm. Chuồng trại khô ráo hơn. Chân gà con to vàng hơn, màu lông đẹp hơn.
Gà con tăng trọng tốt, tỷ lệ gà con bị chết do bệnh đường ruột giảm. Hao hụt gà con giảm đỡ được về sau rất nhiều.
Sử dụng cám có men tiêu hóa, chỉ số chuyển hóa thức ăn của gà cải thiện rõ rệt. Chẳng hạn khi gà đạt trọng lượng 1 kg thì chỉ tốn 2,3 kg thức ăn.
Trong khi đối với các loại cám khác thì phải tốn 2,5 kg. Người chăn nuôi không phải lo lắng về vấn đề tiêu hóa của gà nữa, cũng bớt được chi phí mua men ngoài.
Cách nuôi gà con mới nở – mật độ úm gà con
Câu hỏi: Tôi đang úm gà con với mật độ 30 con / mét vuông ở lứa gà nuôi mùa hè. Vậy với thời tiết sắp chuyển lạnh thì nên thay đổi mật độ như thế nào để đảm bảo sức khỏe đàn gà úm?
Trả lời: Nếu vào mùa hè thì mật độ úm như trên là quá thưa ở giai đoạn đầu. Mà lại chật so với ở giai đoạn sau. Người chăn nuôi cần lưu ý đảm bảo được mật độ. Bởi vì như vậy mới đảm bảo được tốc độ phát triển của đàn gà.
Trong quá trình úm thì ta sẽ mở rộng vùng úm dần dần ra theo quá trình tăng trưởng. Tuần đầu tiên sẽ úm với mật độ 50 con / mét vuông. Sang đến tuần thứ hai, mật độ là 35 con / mét vuông. Và tuần thứ ba là 25 con / mét vuông.
Mật độ vào mùa hè và mùa đông không có sự khác biệt.
Điều cần lưu ý ở đây là phải đảm bảo được nhiệt độ úm. Ở tuần đầu thì sẽ là 35 giảm xuống còn 33 độ C. Tuần thứ hai sẽ là 32 giảm xuống còn 30 độ C.
Các bạn phải tăng cường che chấn, tránh gió lùa, có thể tăng thêm đèn sưởi để ổn định được nhiệt độ phù hợp cho sự tăng trưởng của đàn gà.
Có nên cho gà con mới nhập về ăn ngay không?
Câu hỏi: Ngày đầu tiên bắt gà con về, cho gà ăn và uống liền luôn thì có tốt không?
Trả lời: Đây là một vấn đề mà người chăn nuôi gà thường hay mắc phải. Một số cho rằng khi mà vừa mới bắt gà về thì cần phải cho ăn. Nhưng một số lại cho rằng không cho ăn đồng thời cũng không cho uống nước.
Như vậy cả 2 vấn đề trên đều không được đối với úa trình úm gà con. Trong quá trình chăn nuôi, khi bắt gà về thì các bạn cần lưu ý tuyệt đối không được cho gà ăn ngay. Vậy lý do tại sao?
Tại vì đối với gà con ở lúc này, chất vẫn còn nhiều ở trong cơ thể. Và nhất là khi di chuyển xa thì ảnh hưởng tới yếu tố thần kinh, gà có thể bị stress.
Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ. Nếu mà chúng ta cho gà ăn ngay thì sẽ không kịp tiêu hóa hấp thụ. Mà khi không dược tiêu hóa hấp thụ sẽ sinh ra hiện tượng gà ỉa sống phân và đồng thời gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Nếu đàn gà khỏe thì sau khi cho uống nước với khoảng thời gian nhất định (có thể là 1 – 2 tiếng) thì mới cho ăn. Nếu đàn gà yếu thì sau ít nhất 6 – 12 tiếng mới được cho gà ăn.
Cách cho gà con uống nước
Còn việc cho uống thì bắt buộc phải cho gà uống nước. Vậy tại vì sao?
Bởi vì nước có nhiệm vụ rất quan trọng đối với cơ thể gà con. Và nó chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể gà con.
Khi mà không có nước thì mọi phản ứng sinh hóa trong gà con sẽ không thực hiện được. Gà con sẽ bị mất nước và mất chất điện giải dẫn đến trúng độc gan và có thể chết.
Khi cho đàn gà con uống nước thì các bạn cần phải lưu ý. Không phải là cho uống nước sạch thường mà các bạn có thể kết hợp với một số các chất. Ví dụ như vitamin C để nâng cao sức đề kháng, đường glucose để tăng năng lượng và bồi bổ cho cơ thể.
Với vitamin C thì các bạn có thể pha 1 gam / 1 lít nước. Còn đường glucose ở đây thì các bạn có thể pha với lượng 20 -50 gam / 1 lít nước cho đàn gà uống.
Hoặc nếu có điều kiện thì các bạn có thể dùng các loại thuốc úm để pha với nước đồng thời cho đàn gà uống. Chính các loại thuốc úm cũng có vai trò hết sức quan trọng, cũng là bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Cũng như là vitamin và đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng để dự phòng. Ví dụ như dự phòng e-co-li hoặc dự phòng salmonella. Và chính như vậy thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển được tốt.
Mật độ úm và nuôi nhốt gà
Câu hỏi: Trong điều kiện nhà có chuồng hẹp nhưng có vườn lớn, bao nhiêu ngày thì có thể bắt đầu thả gà ra vườn được? Khi mà mùa đông sắp tới thì cần lưu ý những gì khi thả gà ra?
Nếu nhà bạn có nơi nhốt hẹp và vườn rộng thì các bạn phải nuôi với lượng làm sao để chắc chắn mật độ lúc gà lớn.
Ví dụ như thả gà ở ngoài vườn thì mật độ là 10 con / 1 mét vuông. Bình thường các bạn nên thả ra vào thời điểm ba tuần hoặc bốn tuần. Mùa đông thì sẽ thả trễ hơn một tuần.
Khi thả gà ra cần lưu ý diễn tiến từ từ. Lưu ý nữa là cho gà con ra từ 1 – 2 tiếng một ngày. Để tập cho gà con quen môi trường mới từ từ rồi xong mới cho vào chuồng.
Thứ ba là các bạn cần treo sẵn một số máng ăn, máng uống ra ở ngoài sân vườn. Nếu sân vườn có rộng quá thì các bạn cũng phải lưu ý đảm bảo mật độ tối thiểu là 2,5 con / 1 mét vuông.
Tại vì nếu rộng quá thì gà sẽ ăn nhiều nhưng lại tăng trọng không nhiều. Bởi chúng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn trong quá trình di chuyển ở sân vườn rộng. Thì sẽ không được tối ưu về lợi ích hiệu quả kinh tế.
Hy vọng răng với những câu trả lời trên thì các bạn sẽ có thêm những kiến thức tốt để chăn nuôi gà thịt đạt cân nặng. Đẹp mã, xuất chuồng với giá tốt. Xin cảm ơn và chúc các bạn thành công với cách nuôi gà con mới nở.
Theo: Thủy Tiên