Truyện Kiều được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, tổng số bao gồm 3254 câu thơ. Tác phẩm được viết theo thể thơ lục bát. Nguyễn Du muốn phản ánh xã hội phong kiến ngày xưa, bằng việc xây dựng cuộc đời, tâm lí nhân vật Thúy Kiều. Cùng phân tích Truyện Kiều thông qua đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” để thấy rõ nét đẹp tinh khôi của Vân, Kiều và số phận hồng nhan bạc mệnh của nàng.
Contents
Phân tích chi tiết Truyện Kiều qua đoạn trích chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao. Truyện Kiều là một trong số đó, mang ý nghĩa về giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” tác giả sơ lược về nét đẹp nổi trội của Kiều và Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”
Phân tích Truyện Kiều để biết được Vân và kiều là 2 cô gái đẹp, tốt bụng. Thúy Kiều là chị cả, có cô em gái là Thúy Vân, 2 chị em đều có nhan sắc tuyệt trần. Nguyễn Du ví Vân và Kiều là “hai ả tố nga”, chỉ người con gái đẹp mỹ miều. Hai ả tố nga được tác giả giới thiệu đơn giản, nhưng ấn tượng sâu sắc. Cái đẹp luôn là cái nổi trội, thu hút nhất. Vân và Kiều sinh ra trong gia đình họ Vương, còn có 1 em trai là Vương Quan.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Thúy Vân và Thúy Kiều được miêu tả là “mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Họ có nhân cách lương thiện, hiền từ, tự nhiên đẹp tựa như những cành hoa mai. Đây là một loài hoa quý, sang chảnh, rất đẹp. Tâm hồn của 2 chị em Vân, Kiều được Nguyễn Du so sánh như tuyết, trong sạch, hiền lành, ngoan ngoãn. Thúy Vân và Thúy Kiều đều sở hữu nét đẹp tự nhiên, duyên dáng, hoàn thiện. Thúy Vân và Thúy Kiều đẹp theo những nét riêng, cô chị đẹp tuyệt trần, nổi bật, cô em gái có nhan sắc thanh cao. Cả hai được Nguyễn Du khen ngợi rằng “mười phân vẹn mười”. Tiếp theo, tác giả tập trung khen ngợi nét đẹp tinh tuyền của Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Theo Nguyễn Du, Thúy Vân có vẻ bề ngoài sang chảnh, quý phái tựa như một nữ hoàng. Chỉ riêng câu thơ đầu đã nói lên hết đặc điểm vốn có của nàng. Tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất để so sánh với Thúy Vân. “Khuôn trăng đầy đặn” chỉ khuôn mặt tròn trĩnh của cô, không quá ốm, không mập. “Nét ngài nở nang” chỉ đôi chân mày đen tuyền, rậm, làm cho cô thêm xinh đẹp.
Thông qua việc phân tích Truyện Kiều, chúng ta hiểu Vân và Kiều đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. Bằng bút pháp ước lệ, Thúy Vân được tác giả so sánh với hình ảnh hoa, ngọc, mây, tuyết. Thúy Vân có nụ cười tươi như hoa, ấn tượng đến người đối diện. Mỗi lời nói cô cất lên đều dịu dàng, e thẹn. Làn tóc nàng đen tuyền, mượt mà, đến mây cũng phải thua. Thúy Vân có làn da trắng nõn nà, đến mức tựa như tuyết. Thậm chí, thiên nhiên còn “thua”, “nhường” trước nét đẹp của Vân. Chung quy lại, Vân là người thiếu nữ có nét đẹp kiêu sa, sang chảnh.
Nguyễn Du miêu tả nét đẹp ngọc ngà của Thúy Vân trước Thúy Kiều để nhấn mạnh hơn dung nhan của nàng. Thúy Vân có nét đẹp chuẩn mực thì Thúy Kiều còn đẹp nhiều hơn thế. Ngoài sắc đẹp, Thúy Kiều còn nổi bật bởi tài năng và trí thông minh. Kiều đại diện cho nét đẹp tuyệt thế giai nhân, ấn tượng ngay từ mọi ánh nhìn:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Nguyễn Du dùng từ “càng”, “hơn” nhấn mạnh thêm nét đẹp của Thúy Kiều. Ông dùng nghệ thuật đòn bẩy, nét đẹp của Vân để đẩy mạnh hơn nhan sắc của Kiều. Người đọc có thể tưởng tượng hình ảnh Thúy Kiều đẹp vượt bậc. Kiều mặn mà, sắc sảo, nét đẹp thuần túy.
Chỉ khi phân tích Truyện Kiều mới cảm nhận hết nhan sắc hiếm có của Vân và Kiều. Thúy Kiều được Nguyễn Du so sánh với những nét đẹp thiên nhiên. Nàng đẹp nhất là ở đôi mắt, hút hồn mọi chàng trai, nhìn tựa mùa thu. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, “xuân sơn” là đôi chân mày gọn gàng, sắc nét trên khuôn mặt người đẹp. Nhan sắc của Thúy Kiều làm cho các chàng trai phải mê đắm. Đến mức mà “hoa ghen”, “liễu hờn” vì không đẹp như nàng.
Vậy Thúy Kiều có những tài gì? Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Kiều không gì có thể so sánh được. Nếu nhan sắc của kiều xếp hàng đầu thì tài năng của nàng khó có thể ai hơn nàng:
“Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân“
Kiều sở hữu những tài năng thiên bẩm, nàng giỏi mọi mặt về cầm, kỳ, thi, họa. Thúy Kiều giỏi nhất là đàn, đây là yêu thích của nàng. Tiếng đàn vang lên nghe thật du dương, êm tai, ăn đứt tất cả mọi nghệ sĩ trong thiên hạ. Ngoài đánh đàn hay, Kiều còn sáng tác nhạc giỏi. Cô tự soạn riêng cho bản thân một bản nhạc có tựa đề “bạc mệnh”, đúng như số phận của nàng. Khi nàng đàn ca khúc bạc mệnh, người nghe cảm giác thật bi thảm, đa sầu đa cảm.
Thúy Kiều sở hữu nét đẹp bên ngoài lẫn bên trong, trí thông minh hơn người. Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều, dự báo cuộc đời, số phận éo le, tương lai nhiều biến cố. Qua việc phân tích Truyện Kiều để thấy được nghệ thuật tả người thật sinh động của tác giả. Vân và kiều đều xinh đẹp, nhưng chính vì đẹp phần hơn nên Kiều phải chịu hồng nhan bạc phận. Tuy nhiên, đức hạnh của nàng luôn được xem trọng, kể cả khi nàng ở chốn lầu xanh:
“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Thúy Kiều và Thúy Vân đã gần đến tuổi “cập kê”, tuy nhiên 2 nàng vẫn đảm bảo công, dung, ngôn, hạnh. Vân và Kiều chưa từng quen hay có tình yêu nam nữ. Mặc dù xung quanh 2 nàng là những chàng trai khôi ngô tuấn tú, nhưng không hề quan tâm. Nàng vẫn chỉ mong sống cuộc sống yên bình, mặc kệ mọi chuyện đời.
Với nhiều bút pháp như ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, so sánh, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung nhân vật thật đặc sắc. Cái tài, nhan sắc, tình, mệnh của mỗi người đều khác nhau, làm cốt truyện thêm hấp dẫn. Tác giả muốn tôn vinh nét đẹp của phụ nữ và số phận của họ trong thời phong kiến thối nát.
Kết bài
Phân tích Truyện Kiều để biết được Vân và Kiều là những cô gái tài năng, nhân cách tốt. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi nhân phẩm con người. Kiều là cô gái xinh đẹp, sống tình nghĩa, có trái tim nhạy cảm, thông minh, luôn hy sinh vì người khác. Cô luôn đấu tranh chống lại thực tế éo le, nhưng không thoát khỏi ách nô lệ. Thúy Kiều luôn khát vọng tự do, tình yêu. Nguyễn Du đã dùng ngôn ngữ độc thoại để làm rõ nét hơn tích cách, tâm lí nhân vật.
Phantich.com.vn vừa phân tích chi tiết Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du một cách đầy đủ thông tin. Hy vọng những thông điệp này sẽ truyền tải tới các bạn một cách nhanh chóng sau khi bài viết được biên tập.