Nhà cung ứng (Supplier) đang dần dần trở thành khái niệm quen thuộc với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn hoạt động trong lĩnh vực logistics hay giao nhận vận tải hàng hóa trong nội địa và quốc tế.
Dịch vụ logistics tại Việt Nam gần đây đang có những chuyển biến khá quan trọng và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.
Vậy Nhà Cung Ứng Là Gì?
Nhà cung ứng (Supplier) được định nghĩa đơn giản là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung ứng (Supplier) tham gia vào chuỗi cung ứng.
Trong phạm vi bài viết này, khái niệm nhà cung ứng được chúng tôi đề cập đến là nhà cung ứng dịch vụ, cụ thể là dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Nhà Cung Ứng
Trong thị trường dịch vụ logistics ngày mội phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam, nhu cầu tìm nhà cung ứng tốt là khá lớn. Vậy bạn phải lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo đáp ứng tốt những tiêu chuẩn nào?
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số tiêu chuẩn để chọn nhà cung ứng cho mình như sau:
- Giá cả: Chi phí báo giá cho bạn là bao nhiêu? Có hợp lý không? Điều kiện thanh toán họ đưa ra có phù hợp với hàng hóa của bạn không?
- Chất lượng: Với mức giá cả như trên thì chất lượng dịch vụ như thế nào? Có tốt và phù hợp với đặc thù mặt hàng bạn kinh doanh không?
- Thời gian giao nhận hàng: Nhà cung ứng đó có đảm bảo hàng hóa của bạn nhập và xuất kịp thời, đúng hạn hay không?
- …
Mô Hình Miêu Tả Mối Quan Hệ Giữa Nhà Cung Ứng Với Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain)
Mối quan hệ giữa nhà cung ứng ới những thành phần còn lại trong chuỗi Supply Chain đã tồn tại rất lâu từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời. Nhu cầu phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng sao cho trơn tru, an toàn với mức chi phí thấp là vấn đề rất được quan tâm.
Sự biến động liên tục của thị trường với những yêu cầu và đòi hỏi mới khắt khe hơn yêu cầu phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa. Song song với những yêu cầu đó đòi hỏi mối quan hệ giữa các bên phải chặt chẽ và mật thiết hơn nữa.
Trong bài viết này, chúng ta chỉ nghiên cứu mối quan hệ của nhà cung ứng với phần còn lại trong chuỗi cung ứng hàng hóa tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, hiện nay mối quan hệ này chưa thực sự bền chặt và có sự liên kết vững chắc.
Chuỗi Cung Ứng Và Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) được định nghĩa là một mạng lưới liên kết rất năng động và phức tạp giữa nhiều bên với nhau. Hệ thống này bao gồm tất cả các tổ chức (hay cá nhân), các hoạt động hay thông tin liên quan tới việc vận chuyển sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Để làm rõ nghĩa của chuỗi cung ứng, chúng ta hãy đặt ra một câu hỏi đơn giản như sau: “Từ bộ quần áo chúng ta mặc, các loại thức ăn chúng ta ăn hàng ngày cho đến chiếc điện thoại smartphone ta đang sử dụng phải trải qua những gì mới đến tay chúng ta?”.
Tất nhiên, câu trả lời là một hành trình dài. Hành trình đó, bắt nguồn từ nơi cung cấp nguyên vật thô, được thu mua, đưa đến các xưởng chế biến thành nguyên liệu thứ cấp sau đó được vận chuyển tới các xưởng sản xuất, các nhà máy chuyên gia công, nơi lắp ráp thành phẩm. Thành phẩm sau đó sẽ được vận chuyển tới các kho hàng, các trung tâm phân phối bán sỉ, bán lẻ. Cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng, chính là chúng ta. Đây có thể được xem là một chuỗi cung ứng điển hình.
Quá trình này không thể vận hành trơn tru và hiệu quả nếu không có sự quản lý tốt. Hay còn gọi là sự quản trị. Quản trị chuỗi cung ứng.