Sóng vô tuyến là gì? Để có thể hiểu rõ về sóng vô tuyến thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem sóng vô tuyến sẽ có những gì nhé.
Xem thêm:
- Sóng điện từ
- Điện từ trường
– Sóng vô tuyến là một trong những phát minh quan trọng, vĩ đại nhất của loài người. Vậy sóng vô tuyến là gì, cấu tạo của loại sóng này như thế nào?
Sóng vô tuyến là gì?
Khái niệm
– Sóng vô tuyến là loại bức xạ được sử dụng trong các thiết bị điện tử, công nghệ truyền thông. Các thiết bị này tiếp nhận sóng vô tuyến. Quá trình chuyển đổi sóng vô tuyến thành rung động cơ học trong loa sẽ giúp tạo ra sóng âm thanh.
– Sóng vô tuyến là một dạng của sóng điện từ. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không. Nó có thể lan truyền trong các môi trường khác nhau. Trong khi di chuyển, nếu gặp vật thể, nó có thể đi chậm lại. Mức độ này tùy thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường.
– Bước sóng của sóng vô tuyến khá dài (dài hơn bước sóng hồng ngoại). Nó là khoảng cách từ đỉnh sóng này tới đỉnh sóng tiếp theo. Và nó được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống của chúng ta.
– Phổ tần số vô tuyến là một phần nhỏ của phổ điện từ EM. EM được chia thành bảy vùng với bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Sóng vô tuyến có bước sóng từ 1mm đến 100km – được đánh giá là dài nhất trong phổ điện từ EM. Tuy nhiên, nó lại có tần số thấp nhất chỉ từ 3KHz đến 300GHz.
Các loại sóng vô tuyến
- Sóng dài: thường có phản xạ tốt qua các tầng điện li. Sóng dài thì không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Fading (ảnh hưởng từ giao thoa sóng).
- Sóng trung: Được dùng để lan tỏa sóng trong các thành phố lớn, phản xạ thì kém hơn sóng dài và bị ảnh hưởng bởi hiện tượng fading.
- Sóng ngắn vô tuyến: Có tần số khá cao và thường bị các vật cản hấp thụ. Ưu điểm của sóng ngắn đó là có thể liên lạc rất xa.
- Sóng cực ngắn: Có khả năng xuyên qua mọi tầng và đi vào không gian vũ trụ cực lớn. Thường được ứng dụng trong liên lạc, phát thanh truyền hình.
– Vô tuyến truyền hình thường dùng các sóng cực ngắn và không truyền được xa trên mặt đất.
Vận tốc và bước sóng của sóng vô tuyến
– Về vận tốc thì sóng vô tuyến sẽ truyền rất nhanh với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không. Trong quá trình di chuyển nếu sóng bị va đập vào các vật thể xung quanh thì nó sẽ đi chậm lại, phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường đó.
– Bước sóng của sóng vô tuyến là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp và tỉ lệ nghịch với tần số của sóng. Trong môi trường chân không thì V = 299.792.458 m/s, tần số của sóng là 1 Hz. Tạo ra tín hiệu nhận biết 1 Megahertz và sẽ có bước sóng lamda khoảng 299m.
– Ở Việt Nam thì sóng vô tuyến sẽ do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ thông tin và truyền thông quản lý.
Sự truyền đi của sóng vô tuyến
- Được chia thành 3 loại: Sóng dài, sóng trung, sóng cực ngắn
- Do bị các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ mạnh nên các sóng này chỉ có thể truyền đi trong khoảng thời gian ngắn, khoảng cách truyền tối đa dao động từ vài km đến vài chục km.
- Sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện lý nên có thể truyền xa nhất.
- Sóng dài được truyền theo đường cong của trái đất.
- Trong tầng điện li, các sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng.
Ứng dụng của các loại sóng vô tuyến
Liên lạc vô tuyến
– Sóng vô tuyến được áp dụng vào việc liên lác chao đổi thông tin. Muốn thu được tín hiệu vô tuyến cần có một dụng cụ thu sóng gọi là anten.
– Anten sẽ nhận được rất nhiều loại sóng vô tuyến nên phải đi kèm thêm 1 bộ dò sóng để cộng hưởng với một tần số cụ thể cố định.
Ứng dụng trong Y tế
– Năng lượng tần số vô tuyến (RF) đã được dùng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua nói chung từ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và động máu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ chụp cộng hưởng từ (MRI) dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.
Công nghệ nhận dang
– Công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID) sẽ được thực hiện nhằm giám sát và quản lý sách, tạp chí và tài liệu điện tử một cách đơn giản và hiệu quả.
– Hệ thống RFID sử dụng các thiết bị phát mã RFID dạng nhỏ có gắn chíp (gắn thẻ anen điện tử) dính vào từng cuốn sách hay tài liệu hoặc thậm chí được ẩn bên trong trong suốt quá trình sản xuất.
– Điều này sẽ giúp cho việc quản lý sách trở nên đơn giản thuận tiền hơn rất nhiều.
Tia tử ngoại
– Tia tử ngoại mạnh hơn tia hồng ngoại nên được sử dụng để diệt tế bào ung thư (dùng trong xạ trị) và sát trùng, diệt khuẩn.
Tia Gamma
– Dùng trong phẫu thuật các khối u hoặc các khối dị dạng động mạch, tĩnh mạch chỉ với một lần. Kính viễn vọng tia gamma dùng quan sát các vụ nổ vũ trụ hoặc hố đen.