Gió tồn tại ở khắp mọi nơi, tạo nên sự đa dạng cho đặc điểm khí hậu. Vậy gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió là gì? Có những loại gió nào phổ biến ở Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi bổ sung thêm kiến thức cho bản thân qua bài viết dưới đây nhé!
Gió là gì?
Gió trước hết là một hiện tượng thiên nhiên thường thấy trong cuộc sống hằng ngày và thường xuyên nhắc đến. Đây là các luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn trong không gian.
Gió là gì?
Đối với Trái Đất, gió là các luồng không khí lớn chuyển động trong không gian.
Đối với không gian, các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động được gọi là gió Mặt trời.
Khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ chuyển động từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian, ta gọi đó là gió hành tinh.
Nguyên nhân sinh ra gió
Gió quá quen thuộc với đời sống con người, nhưng liệu bạn đã biết nguyên nhân nào sinh ra gió?
Chính sự khác biệt trong áp suất khí quyển tạo nên gió. Điều này dẫn đến việc không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Đó cũng là lý do vì sao các cơn gió có tốc độ và cường độ khác nhau.
Nguyên nhân sinh ra gió
Ngoài ra, hiệu ứng Coriolis (trừ đường xích đạo) cũng góp phần làm không khí bị chệch hướng và sinh ra gió.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa xích đạo và các cực hay sự quay của các hành tinh sẽ tạo nên quy mô gió lớn (hoàn lưu khí quyển). Do ma sát của bề mặt trái đất, gió có xu hướng đạt đến sự cân bằng và tốc độ gió chậm hơn.
Các loại gió chính ở Việt Nam
Nhờ vào hướng gió và đặc điểm của gió, chúng ta có thể phân biệt các loại gió khác nhau. Cụ thể như sau:
Các loại gió chính ở Việt Nam
Gió Tây ôn đới
- Khái niệm: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới tới các khu áp thấp ôn đới.
- Hướng gió: chủ yếu là hướng tây sang đông (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc).
- Thời gian hoạt động: gần như quanh năm, mạnh nhất vào mùa đông do áp suất ở các cực thấp hơn, mùa hè gió hoạt động yếu hơn vì áp suất ở các cực cao hơn.
- Phạm vi hoạt động: ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 36 độ vĩ.
- Tính chất: thường mang theo ẩm cao và lượng mưa lớn
Gió Mậu dịch
- Khái niệm: Gió Mậu dịch, hay còn gọi là gió Tín phong, là loại gió thường xuyên thổi trong các miền cận xích đạo, từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo
- Hướng gió: chủ yếu là hướng đông (hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam)
- Thời gian hoạt động: quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè
- Phạm vi hoạt động: 30 độ về phía xích đạo
- Tính chất: thời tiết khô và ít mưa
Gió mùa
- Khái niệm: Gió mùa là gió thổi theo mùa, chủ yếu được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu
- Hướng gió: đông sang tây hoặc tây sang đông tùy theo mùa, hướng gió ở 2 mùa trái ngược nhau (đông nam và đông bắc vào mùa đông, tây nam và tây bắc vào mùa hạ)
- Thời gian hoạt động: quanh năm, tùy vào từng khu vực
- Phạm vi hoạt động: thường xuất hiện ở đới nóng như Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình
- Tính chất: mang theo nhiều hơi ẩm và mưa vào mùa hạ; lạnh và khô vào mùa đông
Ở Việt Nam, gió mùa hoạt động quanh năm
- Mùa gió Đông Bắc diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4, tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng ở miền Nam.
- Mùa gió Tây Nam diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, tạo nên mùa hè nóng ẩm kèm mưa to, giông bão trên cả nước, với dạng thời tiết đặc biệt là gió Tây kèm mưa ngâu và bão.
Gió địa phương
Có nhiều loại gió thổi từ các vùng khác nhau. Gió khi đến Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của địa hình mà có những đặc điểm khác so với tính chất ban đầu, đó gọi là gió địa phương. Gió địa phương gồm gió biển (gió đất) và gió Phơn.
a. Gió biển, gió đất
- Khái niệm: là loại gió mà được hình thành ở vùng đất ven biển, do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương tạo ra (chênh lệch nhiệt độ và khí áp)
- Hướng gió: có thể thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày hướng gió từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển
- Tính chất:
- Gió biển: vì thổi từ biển vào nên thường mang theo độ ẩm cao và mát tạo cảm giác dễ chịu
- Gió đất: thường khô, hanh vì thổi từ đất liền ra.
b. Gió phơn
- Khái niệm: là loại gió biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao, chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí
- Phạm vi hoạt động: thường ở các dãy núi đón gió
- Tính chất: về bản chất, ban đầu gió phơn vẫn mang lượng ẩm. Khi đi qua các dãy núi thì bị chặn lại nên mang tính chất cực kì khô, nóng.
Ở Việt Nam, gió phơn hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ do gió gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại, tạo nên hiện tượng thời tiết khác biệt giữa hai bên dãy núi. Sườn đón gió thường có mưa lớn, sườn khuất gió khô và rất nóng.
Vai trò và ứng dụng của gió
Gió có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực
- Góp một phần tạo nên bản chất thời tiết của một vùng, khu vực và quốc gia.
- Tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
- Tạo ra nguồn năng lượng gió sạch thay thế cho các nguồn năng lượng độc hại khác, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Ứng dụng của gió
- Dựa vào tốc độ và hướng di chuyển của gió giúp dự báo thời tiết chính xác hơn.
- Ứng dụng trong việc thiết kế tàu thuyền, trong các môn thể thao liên quan đến hướng gió như cầu lông, bóng bàn, lướt ván, lướt sóng…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, gió cũng có những tác hại khôn lường. Nếu tốc độ gió mạnh, quy mô lớn có thể tạo ra nguy hiểm cho con người. Từ cấp 7 trở lên, gió có thể gây cản trở việc di chuyển bên ngoài. Gió trên cấp 9 sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết như bão gió, lốc xoáy làm tốc nhà cửa, thậm chí là các công trình… Cần phải có các biện pháp dự báo kịp thời về tốc độ cũng như hướng gió để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tác hại của gió
Trên đây là tổng hợp các thông tin về gió và các vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có lượng kiến thức chuyên sâu hơn và hiểu hơn về hiện tượng thiên nhiên này nhé!