Contents
Nấm sữa Kefir – nấm sữa Tây tạng là gì?
Nấm sữa Kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên, men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir… Là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.
Sữa chua làm từ nấm Kefir khác gì so với sữa chua thường
Trong sữa chua Kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species – là những vi khuẩn có lợi nhưng không có trong sữa chua thông thường.
Đặc biệt là Kefir chứa 2 men Saccharomyces kefir và Torula kefir. Hai loại men này có khả năng thâm nhập vào màng niêm mạc tạo thành một nhóm SWAT, loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường miễn dịch cho đường ruột.
Sữa chua từ nấm Kefir có lợi cho hệ tiêu hóa hơn vì kích thước men và lợi khuẩn từ sữa chua Kefir nhỏ hơn so với sữa chua thông thường nên dễ dàng thâm nhập hơn. Vì vậy sữa chua từ nấm Kefir rất tốt cho trẻ sơ sinh, người già và người suy nhược.
Những lưu ý và cách nhận biết nấm sữa chết
- Tất cả vật dụng dùng để thao tác với nấm phải sạch sẽ và bằng thủy tinh, nhựa hoặc vải (không sử dụng kim loại). Vì nấm có thể ăn mòn kim loại sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
- Khi nấm chuyển sang màu vàng ngà, cần làm sạch nấm trước khi sử dụng.
- Không rửa nấm thường xuyên và hơn 2 lần liên tục vì lớp bám ở ngoài nấm chính là lớp men có lợi.
- Quá trình thay sữa phải nhẹ nhàng tránh làm nấm chết.
- Nấm nổi lên mặt sữa không đồng nghĩa với nấm chết mà nấm sẽ tự lặn xuống lại.
- Thời gian lên men phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ, càng lạnh, tốc độ lên men của nấm càng giảm.
- Để nhận biết nấm còn sống hay chết thì sau khi cho sữa vào nấm Kefir, nếu là những con nấm đã hoạt hoá bình thường thì tầm 20 phút tối đa là 4 tiếng (nấm ngủ đông), nghiêng đáy lọ là có thể thấy được một lớp sữa đặc lại, bao bọc lấy con nấm.
- Phải cực kì thận trọng trong việc giữ con nấm Kefir trong tủ lạnh thường xuyên vì điều này có thể phá vỡ sự cân bằng men và lợi khuẩn có trong Kefir cũng như làm giảm sự phát triển của hạt Kefir.
- Nếu trong nhà có nuôi hoặc làm các sản phẩm lên men khác (dấm ăn, kombucha, dưa muối, kim chi,…) thì cần giữ khoảng cách tối thiểu là 4 mét khi nuôi cấy hoặc làm sữa chua trong môi trường không khí. Còn trong tủ lạnh thì có thể để gần nhưng đậy kín.
- Bạn có thể sử dụng men nấm Kefir để làm sữa chua tuy nhiên lượng probiotics trong loại sữa chua làm từ men thấp hơn rất nhiều so với làm trực tiếp từ con nấm Kefir.
Sữa chua Kefir có nhiều lợi ích tại sao bạn không thử một lần làm thử cho gia đình mình cùng thưởng thức. Chúc các bạn thành công.
*Tham khảo thông tin, hình ảnh và công thức từ cooky.vn và namlimxanh.com.