Contents
- 1 Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4
“Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 4.1 1. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm…trong bảng: uốn nếp, đứt gãy, núi lửa hoặc động đất, ở bên trong, ở bên ngoài trên bề mặt, phong hóa các loại đá, xâm thực, gồ ghề, hạ thấp địa hình.
- 4.2 2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý em cho là đúng nhất:
- 4.3 3. Cho các cụm từ sau đây, em hãy sắp xếp lại để được những câu đúng:
- 4.4 4. Hoàn thành tiếp hai sơ đồ về núi lửa và động đất:
- 4.5 5. Em hãy điền chữ Đ vào ô ở câu trả lời đúng
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Vở Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 6
- Giải Địa Lí Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 6
- Giải Địa Lí Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 6
1. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm…trong bảng: uốn nếp, đứt gãy, núi lửa hoặc động đất, ở bên trong, ở bên ngoài trên bề mặt, phong hóa các loại đá, xâm thực, gồ ghề, hạ thấp địa hình.
Dấu hiệu nhận biết Biểu hiện Kết quả tác động Nội lực Là những lực sinh ra (ở bên trong) Trái Đất Sức nén ép vào các lớp đá. Làm cho chúng bị (uốn nếp) hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng (núi lửa hoặc động đất) Làm cho bề mặt Trái Đất thêm (gồ ghề) Ngoại lực là những lực sinh ra (ở bên ngoài trên bề mặt) Trái Đất Gồm hai quá trình: quá trình (phong hóa các loại đá) và quá trình (xâm thực). Có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất
2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý em cho là đúng nhất:
– Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì:
a) Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong, còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt Trái Đất. b) Hai lực này xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất c) Tác động của nội lực thường làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. d) Tất cả các điều trên. X
3. Cho các cụm từ sau đây, em hãy sắp xếp lại để được những câu đúng:
a) Bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ Nội lực có tác động/ làm cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ làm nâng cao hoặc hạ thấp/trở nên gồ ghề.
Câu đúng: Nội lực có tác động lên bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm nâng cao hoặc hạ thấp và làm cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất trở nên gồ ghề.
b) Ngoại lực có tác động/ làm hạ thấp/ bồi đắp thêm/ các vùng cao/ san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ cho các vùng thấp
Câu đúng: Ngoại lực có tác động san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm hạ thấp các vùng cao bồi đắp thêm cho các vùng thấp.
c) Nội lực/ là hai lực/ và đồng thời tạo nên/ và ngoại lực/ chúng xảy ra song song/ địa hình bề mặt Trái Đất/ có tác động ngược nhau.
Câu đúng: Nội lực và ngoại lực là hai lực có tác động ngược nhau chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
4. Hoàn thành tiếp hai sơ đồ về núi lửa và động đất:
5. Em hãy điền chữ Đ vào ô ở câu trả lời đúng
Những biện pháp để hạn chế bởi thiệt hại do động đất gây ra là:
a) Lập các trạm nghiêm cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đ b) Tìm cách xây dựng nhà chịu được các chấn động lớn Đ c) Di chuyển dân cư ra khỏi những vùng hay xảy ra động đất