Contents
- 1 Hành tím là một loại nguyên liệu phổ biến dùng chế biến thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Vậy các chị em phụ nữ có biết tác dụng tuyệt vời của hành tím là gì không? Cùng mình điểm qua 10 tác dụng thần dược hành tím các bạn nhé.
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 1Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- 1.5 2Điều trị các vấn đề về hô hấp.
- 1.6 3Kiểm soát huyết áp.
- 1.7 4Ngăn ngừa ung thư
- 1.8 5Kháng viêm và chống nhiễm trùng
- 1.9 6Tốt cho gan
- 1.10 7Ngừa thiếu máu
- 1.11 8Hạ sốt và giảm cảm cúm
- 1.12 9Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
- 1.13 10Khử mùi và xua đuổi côn trùng
Hành tím là một loại nguyên liệu phổ biến dùng chế biến thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Vậy các chị em phụ nữ có biết tác dụng tuyệt vời của hành tím là gì không? Cùng mình điểm qua 10 tác dụng thần dược hành tím các bạn nhé.
Hành tím chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6, biotin, axit folic, chromium, canxi và chất xơ tốt cho sức khỏe. Do đó, từ xa xưa củ hành tím vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt.
Top 10 công dụng thần thánh từ hành tím
1Cải thiện sức khỏe tim mạch.
Ăn hành tím giúp giảm cholesterol và triglyceride. Hợp chất quercetin trong hành tím giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.
2Điều trị các vấn đề về hô hấp.
Hoạt động kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp và làm giảm hen suyễn cùng viêm phế quản. Nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ho, cảm lạnh, cúm, hắt hơi và chảy nước mũi. Ngoài ra, hành tím có tính sát trùng cũng như sở hữu đặc tính kháng khuẩn. Nó có thể làm vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh lao.
Lưu ý: bạn có thể ăn hành tím kèm với muối mỗi ngày để chữa ho và tiêu đờm
3Kiểm soát huyết áp.
Hành tím có lượng calo thấp, ít natri và không chứa chất béo. Ăn hành giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Ngoài ra, nó cũng làm loãng máu, đánh tan các cục máu đông và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh.
4Ngăn ngừa ung thư
Các chất hóa học thực vật disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin trong hành tím có tác dụng làm giảm viêm, ngừa ung thư. Đặc biệt, Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết và hạn chế ung thư.
5Kháng viêm và chống nhiễm trùng
Các quercetin và allicin trong hành tím đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm. Thêm vào đó, trong hành tím chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, bàng quang.
6Tốt cho gan
Củ hành có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và phenoplast. Do đó, nó có tác dụng tích cực trong quá trình thanh lọc, thải độc gan phòng tránh các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan.
7Ngừa thiếu máu
Sắt là vi chất tham gia tích cực vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào mà sắt chứa hàm lượng lớn trong hành tím nên khi ăn hành tím giúp chúng ta ngăn ngừa sự thiếu máu trong cơ thể.
8Hạ sốt và giảm cảm cúm
Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng của hành thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi. Đồng thời, hành tím có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể giúp hạn chế mắc bệnh cảm cúm thông thường.
9Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hoạt chất Chromium trong hành tím hỗ trợ làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
10Khử mùi và xua đuổi côn trùng
Trong các món ăn trong gia đình, củ hành tím được dùng nhiều nhất và phổ biến nhất để khử đi bớt mùi vị béo không cần thiết cũng như làm tăng thêm vị thơm ngon của các món ăn. Ngoài ra, các chất khí phát ra từ hành khi cắt có mùi rất nặng và hăng, làm tổn thương khứu giác của côn trùng, do đó, chúng sẽ biến mất.
Lưu ý: Bạn có thể đặt vài sợi hành lên bát đồ ăn chuẩn bị nấu, ruồi sẽ không dám bâu vào. cắt lát hành đặt cạnh giường ngủ, muỗi cũng không dám đến gần.
Những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng hành tím
– Khi mua hành tím, chọn những củ có hình dáng rõ ràng, vỏ khô. Không chọn những củ đã nảy mầm hoặc có dấu hiệu thối rữa, héo hoặc vỏ đổi màu.
– Hành tím nên đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng để tránh mọc mầm. Không để hành cùng với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ độ ẩm và khí ethylene từ khoai tây và nhanh thối rữa.
– Để không bị cay mắt khi thái hành, hãy để lạnh hoặc cho nó vào nước để hạn chế khí hắc của hành.
Mặc dù hành tím có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng có những nguy cơ tiềm ẩn mà khoa học đang nghiên cứu. Vì vậy các bạn cũng nên dùng chúng ở mức độ vừa phải để phát huy hết tác dụng thần dược của chúng mang lại nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Mua hành tím củ tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH