Có thể nói, lịch sự là chìa khóa “vàng” giúp hình thành nhân cách của mỗi con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vậy, các bậc cha mẹ cần dạy con những phép lịch sự tối thiểu nào? Hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 1. Phép lịch sự là gì?
- 2 2. Các phép lịch sự cơ bản đối với trẻ em
- 2.1 Biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp
- 2.2 Dạy trẻ phép lịch sự khi đi ăn tiệc
- 2.3 Dạy trẻ phép lịch sự ở các phương tiện giao thông công cộng
- 2.4 Dạy trẻ phép lịch sự khi đến chơi nhà bạn
- 2.5 Dạy trẻ phép lịch sự khi ở các trung tâm mua sắm
- 2.6 Luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó.
- 2.7 Không được chỉ tay vào mặt người đối diện
- 2.8 Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- 2.9 Dọn dẹp sau khi ăn xong
1. Phép lịch sự là gì?
Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và ứng xử nhã nhặn. Nhờ phép lịch sự mà bạn có thể gây được thiện cảm với những người xung quanh. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi bạn phải thành thực và luôn tôn trọng người khác.
2. Các phép lịch sự cơ bản đối với trẻ em
Biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp
– Bố mẹ hãy dạy con cái của mình biết nói làm “cảm ơn” và “xin lỗi” ngay từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen sống và nhân cách cho bé. Bởi trẻ con rất dễ mắc sai lầm, nếu bố mẹ thấy con làm sai mà không phạt thì sẽ khiến con dễ được nước mà lấn tới. Dần dần, khi bé làm sai, bị bố mẹ phạt, bé sẽ quay sang ăn vạ và đòi dỗ dành.
– Vậy nên, bố mẹ cần phải cứng rắn hơn trong việc dạy con đúng cách. Tuy nhiên, khi con làm được một điều tốt, hãy động viên bé bằng một câu nói “chúc mừng con yêu, con làm rất tốt” để khích lệ trí não của bé định hướng được những điều nên làm và không nên làm.
Hãy dạy trẻ cách nói lời cảm ơn và xin lỗi
Dạy trẻ phép lịch sự khi đi ăn tiệc
+ Hướng dẫn bé cách lựa chọn món ăn: Ban đầu, bố mẹ hãy dạy trẻ gọi chọn món ăn phù hợp với sở thích, sau đó hãy đưa ra quyết định cuối cùng và không nên thay đổi khi đã chọn món. Cách làm này vừa thể hiện phép lịch sự lại có thể tôn trọng những người xung quanh.
+ Không thay đổi chỗ ngồi: Trẻ em thường nô đùa, nghịch ngợm nên nhiều gia đình thường “chiều lòng” con bằng việc đưa cho chúng những tập giấy trắng hay đũa, thìa để đùa nghịch hoặc cho bé chạy nhảy lăng xăng trước bữa ăn. Điều này thực sự không tốt đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy bắt trẻ ngồi yên ở một vị trí trong lúc chờ đợi, hoặc bạn có thể ngồi nói chuyện với con để chúng không cảm thấy chán nản.
+ Hướng dẫn cách sử dụng thìa, dĩa, gia vị: Đi ăn uống ở nhà hàng, bữa tiệc sẽ là cơ hội tốt để bố mẹ dạy con cái phép lịch sự trên bàn ăn. Do đó, hãy hướng dẫn bé cách sử dụng các loại dao, dĩa, gia vị sao cho phù hợp với từng món ăn.
Đừng quên dạy con phép lịch sự trên bàn tiệc
Dạy trẻ phép lịch sự ở các phương tiện giao thông công cộng
Trẻ con thì luôn luôn hiếu động và thích đứng ở vị trí ra vào của xe bus. Cho nên, hãy dặn trẻ ngồi vào đúng vị trí của mình để không ảnh hưởng đến người lên xuống xe, đồng thời tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra. Trường hợp, nếu bé vẫn không chịu hợp tác, hãy kể cho bé về các phong cảnh mà xe đi qua để gợi sự hứng thú cho trẻ.
Dạy trẻ phép lịch sự khi đến chơi nhà bạn
+ Chấp hành nội quy của chủ nhà: Hầu hết, khi đến chơi nhà, người chủ luôn nồng nhiệt và dặn bé “cứ tự nhiên” nhưng cũng không vì thế mà để bé được thoải mái. Mẹ hãy dạy bé cách cư xử đúng mực như: không được nghịch ngợm đồ đạc trong nhà bạn, hoặc nhắc nhở bé không được nô nghịch quá đà,…
+ Có trách nhiệm: Mỗi khi chơi hoặc ăn xong, mẹ hãy nhắc trẻ thu dọn và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng chỗ như ở nhà mình, không nên để người lớn “can thiệp” sâu vào mỗi hoạt động của trẻ. Cách làm này sẽ giúp chủ nhà đánh giá cao về bé và không ngần ngại mời trẻ tới chơi nhà vào những lần sau.
>> Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ
>> Bật mí 2 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay
>> Con khỏe mạnh và thông minh nhờ phương pháp giáo dục của người Nhật
Dạy trẻ phép lịch sự khi ở các trung tâm mua sắm
+ Cẩn thận trước từng món hàng: Nếu chẳng may trẻ làm hỏng bất kỳ một món đồ nào thì cha mẹ hãy đưa bé đến quầy thu ngân và đền tiền cho món hàng đó. Trẻ sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong chuyện trong chuyện này và sẽ rút kinh nghiệm ở những lần sau. Ngoài ra, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu vì sao hành động đó lại không đúng và đừng quên bắt trẻ nhận lội trong trường hợp này.
Dạy con phép lịch sự khi đi mua sắm
+ Chờ đợi tới lượt mình: Hãy dạy cho trẻ thói quen xếp hàng khi thanh toán nếu quầy đông người. Tuyệt đối không được chen ngang hoặc hét hò trong lúc đợi tính tiền.
Luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó.
– Phép lịch sự tối thiêu mà cho mẹ cần dạy con ngay từ khi còn bé, là phải luôn luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó. Mỗi người cần có một khoảng khôn gian riêng tư, kể cả con nhỏ và được người khác tôn trọng.
Không được chỉ tay vào mặt người đối diện
– Khi nói chuyện hành động chỉ tay vào người khác điều đó thể hiện thái độ săm soi làm đối phương cảm thấy rất khó chịu. Để các con hiểu được điều này là một điều không hề dễ, vậy nên cha mẹ hãy thử để con trải nghiệm cảm giác khó chịu đó, khi đã hiểu rồi thì trẻ sẽ không hành động như vậy nữa.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
– Lấy tay che lại miệng khi ho hoặc hắt hơi đó là một cách thể hiện phép lịch sự mà ít bố mẹ để ý tới. Khi ta ho hoặc hắt hơi sẽ có nhiều vi khuẩn bay ra gây ô nhiễm cũng như khó chịu cho người xung quanh đặc biệt nơi đông người. Hãy dạy con lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Dọn dẹp sau khi ăn xong
– Đây là cách rèn luyện tính tư giác khi còn nhỏ độ tuổi từ 4 – 5 trẻ đã có đủ nhận thức những việc mình cần làm để giúp đỡ cha mẹ.
Hy vọng, với những kiến thức bổ ích này, các bậc cha mẹ sẽ có một hành trang nuôi dạy con đúng cách hơn. Ngoài ra, khoá học nghệ thuật giao tiếp của Unica sẽ còn mang đến cho bạn đọc những kiến thức về từ cơ bản đến nâng cao. Giúp bạn vận dụng một cách đơn giản và hiệu quả trong cuộc sống.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
Tags: Đàm phán Giao tiếp