Chó cắn là tình trạng thường gặp ở Việt Nam và có thể gây nguy hiểm cho con người. Bởi trong nước bọt của chúng có chứa virus gât bệnh dại, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Chính vì vậy, khi bị chó cắn cần được sơ cứu kịp thời.
Bị chó cắn nguy hiểm thế nào?
Bên cạnh tổn thương ngoài da, người bị động vật như chó, mèo tấn công còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, có tỷ lệ tử vong gần 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Theo các bác sĩ, virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, lớp niêm mạc miệng, mũi.
Theo các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi gặp người bị chó mèo cắn cần xử lý nhanh tại chỗ bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để sát trùng vết thương và chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i ốt, nếu có.
Đặc biệt, cần lưu ý không được sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit, kiềm, không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Các chuyên gia khuyến cáo sau khi sơ cứu ban đầu, chúng ta cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tư vấn và tiêm phòng kịp thời. Các gia đình tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám.
Bị chó cắn phải làm gì?
Vì chó cắn có thể gây ra bệnh dại nên việc xử trí vết thương khi bị chó cắn là một việc vô cùng quan trọng. Tìm hiểu một cách chi tiết thì bệnh dại là căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh dại ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh của con người.
Virus lây bệnh dại sang cơ thể người chủ yếu truyền qua các vết chó cắn hoặc vết thương hở có dính nước bọt của chó, mèo… Đặc biệt là đối với trẻ em, việc bị chó dại cắn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trí tuệ của các bé nên các bậc phụ huynh phải rất cẩn thận trong việc xử lý vết thương.
Không chỉ có những chú chó hoang mới mang virus dại trong người mà ngay cả những chú chó nhà thông minh lanh lợi cũng là căn nguyên gây bệnh dại. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, các vết cắn của chó đi lạc là cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ trong miệng chúng ẩn chứa hàng trăm nghìn loài vi khuẩn gây bệnh.
Nếu bị chó cắn việc đầu tiên không phải là di chuyển người bị chó cắn đến bệnh viện mà việc đầu tiên là phải sơ cứu tại chỗ. Việc đầu tiên cần làm đó chính là rửa thật sạch vết cắn của chó bằng cách dùng bông và nước để rửa.
Điều này giúp loại bỏ tất cả các mầm bệnh từ răng và nước bọt của chó lây sang cơ thể người. Đồng thời trong lúc sơ cứu cho người bị chó căn, người thân cũng nên cách ly con chó đó bằng cách nhố riêng vào một chuồng để theo dõi từ 7 đến 15 ngày, tình trạng sức khỏe của con chó cắn sẽ có tác động lớn đến tiến trình điều trị vết thương của nạn nhân.
Sau khi rửa sạch vết thương, người bị chó cắn hãy dùng bông lau khô, sau đó dùng cồn , nước muối pha sẵn hoặc oxy loãng để sát trung vết thương. Lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để nạn nhân không cảm thấy quá xót. Nếu vết thương do chó cắn quá sâu hãy tiến hành cầm máu, băng bó vết thương đảm bảo không bị nhiễm trùng.
Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Các biểu hiện lâm sàng của chó dại khi cắn được chia thành 2 dạng là thể dại điên cuồng và thể dại câm (tức là bại liệt im lặng). Tuy nhiên cũng có trường hợp con chó mắc bệnh dại biểu hiện cả hai thể lâm sàng trên thường có biểu hiện kích động, chạy rông, cắn xé, chảy nước bọt, lờ đờ…
Bị chó cắn có thể sử dụng biện pháp tiêm phòng. Bệnh nhân bị chó cắn cần phải tiêm các mũi tiêm liên quan đến phòng uốn ván, tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.
Vacxin phòng dại có thể iêm trong trường hợp bệnh nhân có vết cắn sâu hoặc vết cắn tại vùng nguy hiểm như đầu, mắt, cổ, tay chân, bộ phận sinh dục… thì nên đến cơ sở ý tế để tiêm phòng. Trẻ em bị chó dại cắn cũng cần đưa ngay đến bênh viện để tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Tốt nhất để tranh chó cắn trẻ em hay những người xung quanh, gia đình nuôi chó cần tránh cho trẻ em tiếp xúc nhiều với chó đồng thời có tiêm phòng dại cho chó, sử dụng dọ mõn khi dắt chó ra ngoài đường…