Những năm gần đây khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Người ta thường nhắc đến sự chuyển dịch và mở rộng của các đô thị ở các vùng, các khu vực trên cả nước. Dưới góc nhìn văn hóa, đây là xu hướng tất yếu trên tiến trình phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, từ góc độ của nền kinh tế – xã hội Việt Nam hiện đại, không ít câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh vấn đề đô thị hóa. Đặc biệt là tình trạng đô thị hóa tự phát vốn gây nên nhiều tranh cãi trên các diễn đàn nghiên cứu từ nhiều năm nay. Đây là một vấn đề lớn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ngay sau đây hãy cùng Kienthuctonghop.vn tìm hiểu về vấn đề đô thị hóa là gì nhé!
Contents
Tìm hiểu về đô thị hóa
Đô thị hóa là một hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng đây là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của loài người. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên nhiều tranh cãi khi đặt vấn đề đô thị hóa dưới các góc độ khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa là vấn đề được các nhà chức trách đặc biệt quan tâm. Đô thị hóa là một chỉ báo để thể hiện tốc độ phát triển của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên điều này không đồng nhất với các chỉ số kinh tế có khả năng đo lường. Vậy đô thị hóa là gì? Đô thị hóa tự phát là gì?
Đô thị hóa là gì?
Đô thị hóa là một khái niệm không đồng nhất. Mỗi quốc gia, khu vực có cách định nghĩa về đô thị hóa riêng. Điều này xuất phát từ nhiều vấn đề. Trong đó, sự khác biệt về hệ thống dân cư, hoạt động kinh tế, mức độ phát triển hay chức năng của cơ sở vật chất, hạ tầng là những chỉ số được đặt lên hàng đầu. Nhà nước sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu từ những thông tin trên để xác định vùng nông thôn, đô thị hay các khu vực đô thị hóa.
Hiểu một cách đơn giản thì đô thị hóa biểu thị cho xu hướng dịch chuyển hoặc mở rộng của các đô thị. Tại Việt Nam, đô thị hóa được xác định bằng các chỉ số đo lường mật độ dân cư. Theo đó, đô thị hóa (hay sự mở rộng của đô thị) thể hiện qua các số liệu tính toán được giữa số dân đô thị trên tổng dân số khu vực.
Ngoài ra còn một cách xác định đô thị hóa nữa dựa vào tỷ lệ diện tích đô thị và diện tích vùng. Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới diễn ra ngày càng rõ rệt. Điều này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, không ít vấn đề bất cập của xu hướng đô thị hóa được đặt lên bàn cân để nghiên cứu, đánh giá.
Đô thị hóa tự phát là gì?
Nếu như đô thị hóa cần được nhà nước phê chuẩn và được quy hoạch cụ thể thì đô thị hóa tự phát lại là một vấn đề khác. Đô thị hóa tự phát suy cho cùng cũng là một hình thức của đô thị hóa hiện đại. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát không được quy hoạch rõ ràng. Đó là một sự mở rộng và dịch chuyển của đô thị mang tính chất hoàn toàn tự phát. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một biểu hiện của sự gia tăng dân số cơ học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng mở rộng quy mô tự phát của các đô thị. Hầu hết trong số đó đều liên quan đến vấn đề kinh tế hay làn sóng di cư ồ ạt.
Vậy nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát là gì? Hãy cùng Kienthuctonghop.vn tìm hiểu nhé!
||Xem thêm: Homestay là gì? 6 đặc trưng của homestay – Đánh giá ưu nhược điểm
Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát
Đô thị hóa tự phát là một vấn đề gây đau đầu cho các nhà chức trách. Bởi lẽ vấn đề này không nằm trong kế hoạch phát triển đô thị của nhà nước. Đô thị hóa tự phát đôi khi kéo theo nhiều vấn đề chẳng hạn như sự bùng nổ dân số, các vấn đề về quyền lợi, sức khỏe… Bất chấp những tác động từ các chính sách dài hạn của nhà nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng tự phát của đô thị hiện nay.
Vấn đề di cư
Vấn đề di cư ồ ạt đến các thành phố lớn đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân cư đô thị. Nếu như trước đây tỉ lệ dân cư nông thôn chiếm tới hơn 70% dân số cả nước thì hiện tại con số này đã giảm đi rất nhiều. Sự di cư này chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế hiện đại. Nền nông nghiệp nước ta hiện tại được đánh giá là lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Giá trị kinh tế đem lại không hề cao nhưng lại tốn nhiều công sức lao động. Sự xuất hiện của các nhà máy, xí nghiệp kéo theo một lực lượng lao động lớn di cư đến các thành phố. Từ đây, xu hướng đô thị hóa tự phát được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Vấn đề bất động sản
Sự phát triển của ngành bất động sản những năm trở lại đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát. Trong văn hóa của người Việt, ngôi nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngành bất động sản phát triển tạo đòn bẩy cho xu hướng di cư hiện tại. Các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai giúp kích thích sự tăng trưởng của đô thị hóa nói chung và đô thị hóa tự phát nói riêng.
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế
Các ngành kinh tế phát triển thu hút một lực lượng lao động vô cùng lớn. Họ có xu hướng định cư lâu dài để tiếp tục làm việc tại những thành phố lớn. Con số này ngày càng gia tăng trước tình hình phát triển của các tập đoàn trong nước. Những tập đoàn nước ngoài cũng bắt đầu chú trọng đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Sức hút lớn từ cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn là vô cùng lớn. Khảo sát có quy mô lớn cho thấy đại đa số sinh viên sau khi ra trường lựa chọn làm việc ở các đô thị. Có thể thấy các thành phố mang lại cơ hội phát triển vô cùng lớn.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát trên thế giới. Hầu hết trong số đó là những nguyên nhân không mấy tích cực như nghèo đói, chiến tranh, xung đột sắc tộc…
||Xem thêm bài viết: Quy định về mức phạt xây dựng trái phép
Những tác động của đô thị hóa tự phát
Không thể phủ nhận những đóng góp của đô thị hóa đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự mở rộng đô thị một cách tự phát, không được quy hoạch kéo theo nhiều hệ lụy đối với hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội. Dưới đây là những tác động tiêu cực của đô thị hóa tự phát.
Đô thị hóa tự phát là biểu hiện của một hệ thống nhiều nhược điểm. Kéo theo đó là những hệ quả lâu dài mà các nhà chính sách cần đặc biệt chú trọng nếu muốn thay đổi bộ mặt đô thị trong nước. Đô thị hóa tự phát có thể được xem là một “căn bệnh đô thị” bởi những vấn đề mà nó đã và đang gây ra. Một số hệ quả của đô thị hóa tự phát có thể kế đến như: cơ sở vật chất – hạ tầng và kiến trúc thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông xuống cấp, các vấn đề về môi trường…
Phá vỡ cảnh quan đô thị và ven đô thị
Tình hình đô thị hóa tự phát đã tạo nên một sự đứt gãy nhất định. Đồng thời gây nên hiện tượng phá vỡ cảnh quan đô thị và ven đô thị. Các vùng không gian kiến trúc truyền thống dần biến mất. Thay vào đó là sự mọc lên của các tòa nhà cao tầng, những con đường lớn và hiện tượng bê tông hóa của nhiều công trình xây dựng. Mặc dù, đây là xu hướng tất yếu của hình thức đô thị hóa. Tuy nhiên, hiện tượng này có xu hướng làm thay đổi và biến mất các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là vấn đề đáng cân nhắc để phát triển một nền kinh tế bền vững nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị cốt lõi của đời sống tinh thần.
Tạo sức ép lên nhiều lĩnh vực
Áp lực từ vấn đề đô thị hóa tự phát là vô cùng lớn. Sự di cư ồ ạt đến các thành phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế, các vấn đề chính trị và trật tự an ninh. Để đáp ứng được nhu cầu của sự thay đổi cơ cấu dân cư. Nhà nước phải quan tâm đến nhiều vấn đề như nhà ở, việc làm và các dịch vụ đời sống. Đô thị hóa tự phát làm đình trệ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông thôn và tạo nên nhiều sức ép đối với các đô thị. Những hệ lụy của đô thị hóa tự phát như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của cơ sở vật chất, hạ tầng, gây mất trật tự an ninh, làm nảy sinh các tệ nạn…
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin về đô thị hóa tự phát là gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!
||Bài viết liên quan khác:
- Loft house là gì? Có nên mua căn hộ Loft house không?
- Định nghĩa Hometel? Sức cạnh tranh của Hometel so với Condotel
- Shophouse là gì? Kinh nghiệm đầu tư Shophouse an toàn và hiệu quả
- Khu phức hợp là gì? Xu hướng xây dựng mới nhất Việt Nam
- Officetel là gì? Có nên đầu tư vào căn hộ Officetel?
Nguồn: Kiến thức tổng hợp