Ngày 22/09/2020 16:05:14
Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, FOB và CIF là 2 trong số 11 điều khoản của Incoterms 2010. Cụ thể FOB là gì? CIF là gì? Giá FOB và giá CIF như thế nào và FOB, CIF khác nhau ở điểm nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
FOB là gì?
FOB (Free on Board hay Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng hoá, sản phẩm đã lên boong tàu.
Có thể hiểu đơn giản FOB là gì như sau: nếu hàng hoá chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller). Còn sau khi hàng đã lên tàu thì mọi trách nhiệm, những rủi ro của lô hàng trong quá trình vận chuyển đều thuộc về người mua (buyer).
FOB là hình thức giao nhận hàng hóa tại cảng của các nước xuất khẩu. Và lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Do đó, nếu hàng hoá được xuất nhập khẩu theo điều khoản FOB thì ta chỉ việc mua phần giá trị của hàng hoá mà không cần mua thêm vận tải và bảo hiểm của hàng hoá đó.
Lưu ý: Giá FOB không bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm của hàng hoá tới điểm đến. Theo đó, người mua hàng (buyer) phải chịu phí thuê phương tiện chở hàng, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
FOB là gì?
Ưu điểm của FOB là gì?
FOB là điều khoản có lợi cho người bán. Cụ thể:
- Người bán không phải tìm đơn vị vận chuyển hàng hoá, không mất phí vận chuyển và không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
- Người bán cũng không phải liên hệ với nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến.
Nhược điểm của FOB là gì?
Bên cạnh các ưu điểm thì FOB cũng có những nhược điểm. Vậy nhược điểm của FOB là gì? Đó là:
- Bên bán sẽ luôn nằm trong thế bị động suốt thời gian vận chuyển hàng hóa vì bên mua là người book cước điểm đến. Ví dụ: Bên mua sẽ là người thuê tàu, nếu không thỏa thuận thời gian chuẩn bị hàng thì bên bán luôn nằm trong thế bị động. Bên bán có thể gặp khó khăn về việc tập hợp hàng hóa và thời gian chuẩn bị hàng.
- Khó chủ động được giá thị trường nếu bên bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp. Đặc biệt, trong những thời điểm giá cả thị trường biến động.
CIF là gì?
CIF (Cost, Insurance and Freight) là điều kiện giao hàng nhóm C trong quy định của Incoterm 2010. Điều khoản này đã bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm, phí tàu vận chuyển hàng hoá. CIF là điều kiện dùng để quy định rõ trách nhiệm của bên bán và bên mua trong việc vận chuyển hàng hóa.
Trên thực tế, cũng có hiểu CIF là gì qua nhận định: CIF là điều kiện để phân chia trách nhiệm cũng như những rủi ro về hàng hóa giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế.
Khi áp dụng điều khoản CIF trong giao hàng quốc tế, người bán sẽ phải chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê tàu, phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi cập cảng dỡ hàng. Tuy nhiên, người mua cũng phải chịu mọi chi phí liên quan cũng như những rủi ro từ lúc hàng hóa vận chuyển lên tàu tại cảng đi.
Lưu ý: Giá CIF của bên mua (buyer) đã bao gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển.
CIF là gì?
Ưu điểm của CIF là gì?
Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF sẽ có lợi cho bên bán (bên xuất khẩu – seller)
Nhược điểm của CIF là gì?
- Với CIF, người bán chỉ phải trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển nhưng không phải chịu những rủi ro về hàng hóa sau khi đã vận chuyển lên tàu và chuyển đến tay người mua. Do đó, nếu trong quá trình vận chuyển đến tay người mua gặp phải những rủi ro, tổn thất, thì người mua hàng phải tự làm việc với công ty bảo hiểm nước ngoài do người bán đã chọn tại nước họ. Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.
Sự khác nhau giữa CIF và FOB là gì?
Điểm khác biệt giữa FOB và CIF
Để hiểu rõ hơn về FOB là gì? CIF là gì? Cũng như giá FOB và giá CIF, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau của 2 điều kiện trong Incoterm 2010 này:
Điểm giống nhau giữa FOB và CIF
- FOB và CIF đều là điều kiện được quy định trong Incoterm 2010 áp dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ.
- Bên bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và bên mua làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
- Vị trí chuyển trách nhiệm cũng như rủi ro tại cảng xếp hàng là như nhau (cảng đi, lan can tàu)
Khác nhau giữa FOB và CIF là gì?
Để biết được điểm khác nhau giữa CIF và FOB là gì cần phải dựa trên các yếu tố sau:
- Điều kiện giao hàng CIF và FOB:
- FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.
- CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
- Phí bảo hiểm:
- FOB: bên bán không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
- CIF: bên bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu, với quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.
- Trách nhiệm vận tải thuê tàu:
- FOB: bên bán không phải thuê tàu, mà bên mua sẽ phải thuê tàu.
- CIF: người bán phải có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, người mua không cần thuê tàu.
- Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ:
- Mặc dù cả hai điều kiện đều có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu hoặc cảng đi nhưng với CIF, người bán phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã cập cảng.
Tham khảo: Dịch vụ khai báo hải quan uy tín, trọn gói nhanh chóng tại Hà Nội
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những hiểu biết về FOB và CIF, đồng thời giúp bạn so sánh 2 điều kiện này. Hy vọng sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc chọn lựa hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp.
Để biết thêm về các điều khoản Incoterms 2010 và các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, bạn hãy liên hệ ngay với E-CHEM để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ hóa chất E-chem
VP: Số 10b Ngõ 164/7, phố Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.666.368.16
Email: Echem.jsc@gmail.com
Hot Line: 078.336.5555 – Mr.Thắng
Website: dichvucongonline.com.vn
Tin liên quan
- Gửi hàng bằng container FCL và LCL khác nhau như thế nào?
- Dịch vụ công bố thức ăn chăn nuôi
- Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
- Một số quy trình liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
- Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu
- Hướng dẫn quy trình khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu
- Công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu tại Việt Nam
- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu là gì
- Giới thiệu các trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh