Contents
- 1 Pin sạc dự phòng là giải pháp tuyệt vời khi bạn không có sẵn nguồn điện để sạc cho điện thoại, máy tính bảng,… Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và bảo quản pin sạc dự phòng an toàn, đúng cách nhất. Hãy cùng theo theo dõi nhé!
Pin sạc dự phòng là giải pháp tuyệt vời khi bạn không có sẵn nguồn điện để sạc cho điện thoại, máy tính bảng,… Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và bảo quản pin sạc dự phòng an toàn, đúng cách nhất. Hãy cùng theo theo dõi nhé!
1. Cách sử dụng pin sạc dự phòng đúng cách
Sử dụng sạc dự phòng khi mới mua về
Để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả và bền lâu cho pin sạc dự phòng khi mới mua về thì bạn cần chú trọng thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề nạp xả như sau:
– Lần sạc đầu tiên: Bạn hãy sử dụng hết dung lượng pin có sẵn, sau đó nạp lại pin liên tục trong thời gian từ 6 – 8 tiếng tùy vào từng loại pin sạc dự phòng.
– Lần sạc thứ 2: Bạn tiếp tục sạc đầy lần hai khi đã sử dụng hết dung lượng pin của lần sạc đầu.
– Lần sạc thứ 3: Bạn sử dụng dung lượng pin của lần 2 cho đến khi hết và cắm sạc lại đến khi pin đầy lại.
– Từ lần sạc thứ 4 trở đi: Chú ý sử dụng không để pin cạn kiệt mới sạc và không sạc khi pin vẫn còn đầy dung lượng. Bạn nên sạc khi thiết bị thông báo cần nạp năng lượng.
Sử dụng sạc dự phòng khi mới mua về đúng cách
Cẩn thận trước khi sử dụng
Khi sử dụng bất cứ thiết bị nào nói chung hay pin sạc dự phòng nói riêng, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận để tránh xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn. Trước khi sử dụng, sạc dự phòng của bạn phải đảm bảo khô ráo và nên kiểm tra có vật lạ trong cổng sạc không.
Các thành phần vật lý trong pin sạc dự phòng rất nhạy cảm với các vật lạ và nước, điều này sẽ gây nguy hiểm cho bạn, có thể gây ra cháy nổ.
Người dùng phải cẩn thận trước khi sử dụng để bảo vệ an toàn
Không đợi pin dự phòng cạn kiệt mới sạc
Như đã đề cập ở trên về cách sử dụng pin sạc dự phòng khi mới mua về, người dùng không nên đợi pin dự phòng cạn kiệt rồi mới sạc (từ lần sạc thứ 4 trở đi). Bạn nên nạp lại pin khi có thông báo từ thiết bị, cụ thể dung lượng có thể còn từ 15 – 20%.
Nhờ đó, pin sạc dự phòng của bạn có thể sử dụng hiệu quả hơn và được kéo dài tuổi thọ, giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không cần phải tốn thêm nhiều tiền để thay cái mới.
Người dùng nên nạp lại pin khi có thông báo từ thiết bị
Không nên sạc pin dự phòng quá lâu
Hiện nay, hầu hết các loại pin sạc dự phòng đều được trang bị đèn LED để thông báo cho người dùng về mức pin hiện có và tính năng tự ngắt điện để bảo vệ pin không bị quá nhiệt và tránh gây nguy hiểm. Điều tốt hơn thì bạn nên ngắt sạc pin dự phòng khi nó đã đầy dung lượng để đảm bảo an toàn hơn.
Sạc dự phòng có đèn LED để thông báo mức pin và tự ngắt điện
Nhiều người hay có thói quen sạc pin dự phòng nguyên đêm hay trong thời gian dài thì sẽ không kiểm soát được pin sạc như thế nào. Nếu xảy ra những vấn đề về nguồn điện không ổn định hay việc sạc quá lâu sẽ làm pin bị nóng, có thể dẫn đến cháy nổ, rất nguy hiểm.
Không nên vừa nạp vừa xả pin cùng lúc
Những pin sạc dự phòng có tên tuổi ngày nay luôn có sự khắt khe về chất lượng sản phẩm và có sự đảm bảo về bảo hiểm cháy nổ luôn đặt ra quy định không nên vừa nạp vừa xả pin.
Vừa nạp vừa xả pin dự phòng là việc không nên làm vì gây nguy hiểm
Khi bạn sạc và xả pin cùng lúc, lõi pin phải hoạt động sạc và xả liên tục khiến cho nhiệt độ của pin lên cao đột ngột, có nguy cơ cháy nổ rất cao và làm hư hại pin sạc và các thiết bị khác.
Điều đó cũng dẫn đến việc pin nạp không vào do không được nguồn ghi nhận, làm cho việc nạp quá tải pin dự phòng, điện thoại không ngắt hoặc thiết bị đã báo đầy khi pin sạc chưa đủ.
Sử dụng đúng cổng đầu ra
Sử dụng đúng cách còn ở việc bạn phải sử dụng đúng cổng đầu ra. Người dùng nên kiểm tra cổng đầu ra của thiết bị mình (điện thoại, loa,…) sử dụng thuộc loại nào, điều này giúp bạn chọn được dây kết nối phù hợp với cổng được thiết kế trên pin sạc dự phòng, dẫn đến sạc pin hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đúng cổng còn giúp bảo vệ được sạc, tránh làm lỏng, làm hư cổng kết nối của sạc.
Sử dụng đúng cổng đầu ra để sạc pin hiệu quả
2. Cách bảo quản pin sạc dự phòng
Không để sản phẩm nơi có nhiệt cao
Để bảo quản pin sạc dự phòng, điều đầu tiên là bạn không nên để sản phẩm tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Vì bên trong pin có các mạch điện điều khiển dòng điện, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chúng, gây nên hiện tượng phù pin, khiến nhiệt độ pin tăng cao có thể xảy ra cháy nổ.
Không để sạc dự phòng tiếp xúc với nền nhiệt cao
Vì vậy, các hãng sản xuất và các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo người dùng không nên để sạc dự phòng ở trong cốp xe, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các thiết bị có nhiệt độ cao.
Bảo quản nơi khô ráo tránh ẩm ướt
Nhiệt độ thích hợp để bạn bảo quản tốt sạc dự phòng là ở 45 độ C và đặt chúng ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt. Vì sự ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến bo mạch và IC nguồn bên trong làm rỉ sét.
Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng vì nó sẽ cùng với điện năng tác động trực tiếp lên bo mạch làm nó bị gỉ sét và chạm cháy. Đặt pin sạc dự phòng ở nơi khô ráo, sạch sẽ cũng giúp cho tuổi thọ pin được kéo dài.
Bảo quản sạc dự phòng ở nơi khô ráo, không ẩm ướt
Sạc đầy và xả pin sạc đúng cách
Sạc và xả pin đúng cách cũng giúp bạn bảo quản sạc dự phòng tốt hơn. Khi không sử dụng pin sạc dự phòng trong thời gian dài, tốt nhất bạn hãy nạp đầy năng lượng 100% và xả pin ra 2/3 dung lượng pin bên trong (khoảng 65%).
Người dùng phải sạc và xả pin đúng cách khi không sử dụng sạc trong thời gian dài
Sạc và xả pin sạc định kỳ
Tiếp theo, đó là việc sạc và xả pin định kỳ cũng góp phần bảo quản pin dự phòng của bạn. Nếu không sử dụng nó trong thời gian dài thì người dùng nên làm theo nguyên tắc sạc đầy pin và xả pin hết định kỳ 3 tháng 1 lần. Nhờ vậy, những ion bên trong pin sẽ hoạt động hiệu quả nhất và giúp pin sử dụng lâu bền hơn.
Sạc và xả pin tuân thủ theo định kì 3 tháng 1 lần để bảo vệ pin dự phòng
Một số mẫu pin sạc dự phòng đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản pin sạc dự phòng an toàn, đúng cách. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp ở những bài viết tiếp theo.