CPI là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có ý nghĩa như thế nào và cách tính ra sao? Những thông tin về chỉ số này sẽ được cung cấp đầy đủ cho bạn qua nội dung sau.
CPI là gì?
CPI là cụm từ viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh “Consumer Price Index”, nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. CPI được dùng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình. Đây là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá cả sản phẩm tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo đơn vị phần trăm (%).
Các lĩnh vực phục vụ đo lường chỉ số giá tiêu dùng gồm: thực phẩm và đồ uống, bất động sản, thời trang, phương tiện vận chuyển, giáo dục và truyền thông, giải trí, dịch vụ y tế, hàng hóa nhu yếu phẩm và những dịch vụ khác.
Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì?
“Chỉ số giá tiêu dùng CPI có tác dụng phản ánh mức thay đổi giá cả hàng hóa và dịch vụ theo một đơn vị thời gian.”
Thể hiện mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa
CPI gióng lên hồi chuông cảnh báo về xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Từ đó CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số này tăng lên cũng đồng nghĩa với việc mức giá tiêu thụ trung bình tăng và ngược lại.
Cảnh báo hiện tượng lạm phát (giảm phát)
Không dừng lại ở đó, chỉ số giá tiêu dùng còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Sự biến động của chỉ số này có thể là dấu hiệu cảnh báo lạm phát hoặc giảm phát. Đặc biệt, khi giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì từ lạm phát có thể trở thành siêu lạm phát, gây nguy hại cho nền kinh tế quốc gia, khu vực và cả trên thế giới.
Thực tế lịch sử kinh tế thế giới đã từng chứng kiến tình trạng này. Vào ngày 10/7/1946, đất nước Hungary xuất hiện hiện tượng siêu lạm phát do giá cả tăng gần 350%/ngày. Từ đó khiến quốc gia này rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, đồng Pengo (đơn vị tiền tệ của Hungary) rớt giá thảm hại, trở thành đồng tiền có giá trị thấp nhất trên thị trường tài chính thế giới.
Bên cạnh cảnh báo hiện tượng lạm phát, chỉ số CPI còn có khả năng báo động về giảm phát. Nguyên nhân là do sự sụt giảm tổng cầu dẫn đến sụt giảm mức giá chung, gây nên giảm phát và kéo theo thất nghiệp lẫn suy thoái kinh tế.
Nhìn chung, chỉ cần biết giá trị CPI là gì, các nhà nghiên cứu kinh tế có thể dự đoán được lạm phát (hoặc giảm phát) trong tương lai và tìm cách ngăn chặn nó.
Chỉ số CPI được xác định như thế nào?
Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng được xác định thông qua nghiên cứu thị trường. Theo đó các chuyên viên thống kê sẽ tiến hành thu thập thông thông tin tiêu dùng tại các hộ gia đình (cá nhân) về những sản phẩm họ đã mua. Các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ sẽ được phân loại cụ thể theo từng thời điểm, theo tính chất sản phẩm và theo khu vực địa lý. Việc tính toán các thông tin liên quan đến CPI sau đó được thực hiện khá nghiêm ngặt. Các số liệu thống kê được ghi nhận sẽ do cơ quan chức trách thực hiện tính toán ra chỉ số giá tiêu dùng trên một đơn vị thời gian nhất định. Công thức tính chỉ số CPI như sau:
CPIt = Chính vì cần khảo sát trong một thời gian dài nên quá trình nghiên cứu, tính toán và đánh giá chỉ số CPI có thể diễn ra chậm trễ. Ví dụ như chỉ số CPI năm 2019 và 2020 được thu thập từ các cuộc khảo sát thông tin tiêu dùng từ những năm 2017 và 2018.
Ứng dụng của chỉ số giá tiêu dùng
Không chỉ có khả năng dự đoán lạm phát (giảm phát) có thể xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng còn được ứng dụng trong nhiều trường hợp thực tế khác. Cụ thể là:
Điều chỉnh các chính sách kinh tế
Trong một vài trường hợp, người ta căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng để xem xét mức độ hiệu quả của những chính sách kinh tế mà chính phủ đề ra. Bởi vì bản chất của chỉ số giá tiêu dùng là cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia. Thông qua đó chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách kinh tế cho phù hợp. Đôi khi chính phủ cũng sử dụng những thông tin này để đưa ra những chính sách hỗ trợ về tài chính, tiền tệ…
Điều chỉnh các thành phần kinh tế
Nhờ vào những thông tin nghiên cứu đa dạng của chỉ số giá tiêu dùng, chính phủ sẽ điều chỉnh các thành phần kinh tế khác nhau. Thông qua đó tác động đến sự thay đổi giá các của sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc làm này có tác dụng ngăn ngừa tối đa lạm phát có thể xảy ra.
Điển hình như trong thời kỳ cao điểm của mùa dịch Covid 19 năm 2020, giá khẩu trang tại Việt Nam tăng lên chóng mặt, khiến chỉ số giá tiêu dùng của sản phẩm này tăng cao. Trước tình hình đó chính phủ nước ta đã thực hiện các chính sách điều tiết thị trường, ngăn chặn việc tăng giá “đột biến” của khẩu trang và những sản phẩm y tế khác trong mùa dịch.
Điều chỉnh mức lương và an sinh xã hội
Ngoài những ứng dụng kể trên, chỉ số giá tiêu dùng còn được sử dụng để điều chỉnh mức lương cơ bản cho người lao động thông qua nghiên cứu về chi phí sinh của họ. Đồng thời chính phủ còn kịp thời điều chỉnh các chế độ phúc lợi an sinh xã hội, ngăn chặn lạm phát trong thuế xuất.
Một số hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng
Bên cạnh những điểm tích cực, chỉ số giá tiêu dùng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy hạn chế của CPI là gì? Đó là:
– CPI không đại diện cho tất cả các nhóm nhân cư. Chẳng hạn như ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng chung của cả nước không thể phản ánh chi tiết về chỉ số giá tiêu dùng của các thành phố lớn (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng…) so với các huyện miền núi.
– CPI đo lường được các khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống của dân cư.
– Các yếu tố về môi trường và xã hội không nằm trong phạm vi xác định của chỉ số CPI.
– Chỉ số CPI chỉ nói lên được sự thay đổi giá cả hàng hóa chứ không phản ánh được sự thay đổi chất lượng hàng hóa.
– Chỉ số CPI không thể hiện được xuất hiện của các loại hàng hóa mới trên thị trường.
Bài viết này đã cung cấp các thông tin chi tiết về chỉ số CPI là gì, ý nghĩa, cách xác định cũng như ứng dụng của nó trong nền kinh tế. Hiểu biết về CPI và biết vận dụng hợp lí sẽ giúp ích cho chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động trên khắp cả nước.
Pha Lê