– Dị ứng là tình trạng xuất hiện do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các dị nguyêngây nên phản ứng kích thích, nổi mẫn đỏ, viêm da, khiến một số cơ quan bị tổn thương và rối loạn chức năng.
– Dị nguyên (allergen) là chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, các dị nguyên có thể là chất lạ gây nguy hiểm đối với người này nhưng lại vô hại với người khác. Vì vậy, cần xét nghiệm dị nguyên để biết được chính xác nguyên nhân gây dị ứng da và có cách phòng ngừa hiệu quả hơn.
Đường xâm nhập của dị nguyên:
Dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể qua 4 đường chính:
-
Đường hô hấp
-
Đường tiêm
-
Da
-
Đường tiêu hoá
Lông vật nuôi có khả năng gây dị ứng ở người rất cao
Các giai đoạn trong cơ chế dị ứng:
1. Giai đoạn mẫn cảm:
– Lần đầu tiếp xúc với tác nhân gây ra dị ứng sẽ gây ra một phản ứng ở tế bào miễn dịch lympho bào TH2 (tế bào trình diện kháng nguyên). Những lympho bào TH2 này sau đó sẽ tương tác với các lympho bào khác – gọi là tế bào B đóng vai trò sản xuất ra kháng thể.
– Khi đó, một lượng lớn kháng thể IgE sẽ được sản xuất ra và lưu thông trong máu và gắn vào một thụ thể IgE khác đặc hiệu (gọi là tế bào mast và basophils). Cả hai cùng tham gia vào các phản ứng viêm cấp tính.
2. Giai đoạn sinh hóa:
– Khi cơ thể tiếp tục có sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tương tự, những chất này sẽ liên kết với các kháng thể IgE trên bề mặt các tế bào basophils hoặc mast. Khi nhiều hơn một phân tử IgE tương tác với các chất gây dị ứng sẽ hình thành nên liên kết chéo giữa các thụ thể IgE với Fc, từ đó kích hoạt các tế bào mast và basophils.
– Kích hoạt này sau đó sẽ trải qua quá trình suy thoái và phóng thích ra histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ, tham gia vào phản ứng viêm và có vai trò trung tâm như một chất trung gian gây ngứa) cũng như các chất hóa học có khả năng gây viêm trung gian đối với các mô xung quanh.
3. Giai đoạn sinh lý:
– Một số hiệu ứng có thể xuất hiện khi các hoạt chất trung gian được giải phóng đó là bài tiết chất nhầy, giãn mạch, co cơ trơn hay kích thích thần kinh. Những hiệu ứng này sau đó dẫn đến các hiện tượng ngứa, sổ mũi, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ khiến các cơ quan gặp tổn thương về mặt tổ chức hoặc rối loạn chức năng.
– Biểu hiện của những tổn thương này chính là bệnh lý lâm sàng như ban xuất huyết, mày đay, hen phế quản,…
Liên hệ hotline tư vấn xét nghiệm dị ứng!
– Xét nghiệm 60 dị nguyên là xét nghiệm sử dụng mẫu huyết thanh để xác định xem trong máu của người bệnh có tồn tại kháng thể IgE (Immunoglobulin E) đặc hiệu với dị nguyên hay không, từ đó xác định được các dị nguyên gây dị ứng đối với cơ thể.
– Xét nghiệm Panel dị ứng miễn dịch 60 dị nguyên bao gồm:
STT Panel dị ứng miễn dịch 60 dị nguyên (60 types allergy antigen) 1 Total IgE (IgE Đặc hiệu) 2 Bụi nhà (House dust) 3 Mạt nhà (D.pteronyssinus) 4 Mạt nhà (D.farinae) 5 Lông và biểu mô Mèo (Cat epithelium & dander) 6 Lông chó (Dog dander) 7 Lòng trắng trứng (Egg white) 8 Sữa bò (Milk) 9 Gián (Cockroach) 10 Đậu phộng (Peanut) 11 Đậu nành (Soy bean) 12 Luá mì (Wheat) 13 Gỗ trăn (Alder) 14 Gỗ phong vàng (Birch) 15 Gỗ sồi (Oak) 16 Cỏ phấn hương (Common ragwees) 17 Hoa hublông Nhật Bản (Japanese hop) 18 Cây ngãi cứu (Mugwort) 19 Nấm Alternaria alternata 20 Nấm Cladosporium herparum 21 Nấm Aspergillus fumigatus 22 Cua (Crab) 23 Tôm (Shrimp) 24 Cá thu (Mackerel) 25 Lúa mạch đen (Cultivated rye) 26 Dị nguyên phản ứng chéo (CCD/ Cross-reactive Carbohydrate Determinants) 27 Đào (Peach) 28 Táo (Apple) 29 Vừng (Sesame) 30 Cá tuyết đen/ cá mè (Codfish) 31 Cá ngừ/ cá hồi (Tuna/ Salmon) 32 Cá chim/ Cá cơm (Plaice/ Anchovy/ Alaska Pollock) 33 Tôm hùm/ mực Thái Bình Dương (Lobster/ Pacific squid) 34 Lươn (Eel) 35 Vẹm xanh/ Nghêu/ Sò/ Hàu (Blue mussel / Clam / Scallop/ Oyster) 36 Nhộng tằm (Silkworm pupa) 37 Thịt lợn/ heo (Pork) 38 Thịt bò (Beef) 39 Thịt gà (Chicken) 40 Thịt cừu (Lamb meat) 41 Phomat, Phomat Cheddar (Cheese, Cheddar type) 42 Lúa mạch (Barley) 43 Gạo (Rice) 44 Kiều mạch (Buckwheat) 45 Nấm men bánh mì (Yeast, baker’s) 46 Ngô/ bắp (Corn) 47 Cà rốt (Carrot) 48 Khoai tây (Potato) 49 Tỏi/ Hành tây (Garlic/ Onion) 50 Cần tây (Celery) 51 Dưa chuột (Cucumber) 52 Cà chua (Tomato) 53 Cam/ chanh (Citrus mix) 54 Dâu tây (Strawberry) 55 Kiwi/ xoài/ chuối (Kiwi/ Mango/ Banana) 56 Quả dẻ thơm (Sweet chestnut) 57 Quả óc chó (Walnut) 58 Hạt phỉ (Hazel nut) 59 Hạt hạnh nhân/ thông/ hướng dương (Almond/ Pine nut/ Sunflower) 60 Ca cao (Cacao)