Như chúng ta cũng đã biết Phật giáo chính là tôn giáo lớn của Việt Nam và được đại đa số người Việt tin theo. Vì thế, Phật Giáo đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt, của người dân từ kiến trúc đến tâm linh. Với triết lý mọi chúng sinh bình đẳng đều hướng về con người đến cái thiện, sống bằng cái tâm và luôn yêu thương người khác. Thì tụng kinh tại gia cũng chính là cách giữ giới thanh tịnh, phước đức vô cùng lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm cùng những lưu ý khi tụng kinh tại gia.
Contents
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng hay Địa Tạng Bồ Tát hoặc ta có thể nghe Địa Tạng Vương chính là một vị phật được người Đông Á tôn thờ. Theo những sử sách trong Phật giáo lưu truyền lại thì Địa Tạng Bồ Tát chính là một tỳ khưu phương đông đã phát lời nguyện cứu độ chúng sinh bên trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ khi Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn cho đến lúc Bồ tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục khi chưa trống rỗng. Từ đó ta có thể thấy Địa Tạng Bồ Tát là vị phật của tất cả chúng sinh ở địa ngục hay còn gọi giáo chủ cõi U Minh.
Trong văn hóa Phương Đông Địa Tạng Bồ Tát rất quan trọng với đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên không phải ở quốc gia nào cũng có ý nghĩa giống nhau mà vẫn có những sự khác nhau đôi chút. Ở Nhật Bản Địa Tạng Bồ Tát được biết đến là phật bảo hộ các trẻ em hay các vong linh trẻ em. Còn đối với Việt Nam, hay Trung Quốc…Địa Tạng bồ Tát chính là phật phổ độ chúng sinh ở cõi U Minh tối tăm.
Sự tích về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
Để nắm rõ về sự tích của các vị bồ tát hoặc là các vị phật thì chúng ta cần phải tìm hiểu trong kinh phật. Thông thường mỗi vị Phật niết bàn hoặc có ảnh hưởng đến chúng sinh thì sẽ có kinh phật của riêng mình và Địa Tạng Bồ Tát cũng vậy. Như chúng ta cũng đã biết đến ở trên thì Địa Tạng Bồ Tát đã phát nguyện lời nguyền “cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn cho đến lúc Bồ tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện Không chứng ng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng”. Sau khi phát lời nguyện Địa Tạng Bồ Tát đã nhiều lần phân thân, thoát hằng hà sa số các tiểu thế giới, và trải qua rất nhiều kiếp cho đến khi ngài làm Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Về tiền thân của ngài thì vô cùng đa dạng, có kiếp ngài là con gái, kiếp ngài là con trai, cũng có kiếp ngài là vua nữa. Theo sự tích lưu lại Địa Tạng Bồ Tát trước kia là Quan Mục Nữ có mẹ rất thích ăn trứng cá và đã phạm vào tội sát sinh. Khi mẹ của cô chết bị đày xuống địa ngục phải chịu tra tấn về các tội trạng, Quan Mục Nữ thương mẹ của mình nên đã thành kính cúng dường trước tượng Phật mong mẹ được thoát khỏi kiếp luân hồi súc sinh. Nhờ sự thành kính và hiếu thảo của cô đã được đậu vào kiếp luân hồi người. Về sau Quan Mục Nữ một lòng hướng về phật pháp và có thiện nguyện phổ bộ mọi chúng sinh trong cõi U Minh.
Kiếp trước rất nhiều lần Địa Tạng Vương đã phát nguyện cứu giúp mọi chúng sinh đang chịu khổ đau trong địa ngục, ngài đã phát nguyện khi nào cõi U Minh trống thì mới được thành phật. Chính vì thế mà hiện nay chúng ta mới chỉ cúng dường biết đến ngài là một vị Bồ Tát có một tấm lòng bao dung, nhân hậu.
Hướng dẫn tụng kinh Địa Tạng tại gia đúng cách
Không cần cầu kỳ, chỉ cần bạn ăn chay dẫu nhà chưa có bàn thờ Phật vẫn tụng kinh được. Chủ yếu là tắm gội sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh và không tạp niệm. Chuông khánh có được thì tốt hơn. Bạn có thể ngồi hoặc quỳ mà tụng kinh tùy theo sức của mình. Người nào nếu có thể ăn chay giữ giới, lại nguyện vì chúng sanh mà tụng kinh, thì thân sẽ phát ra lớp kim quang mỏng. Lúc lạy Phật có Phật quang chiếu đến hộ thân, nên chiêu cảm vô số chúng sanh bái lạy cùng. Hễ họ đến nghe kinh, thính pháp, bài sám Phật, đều sẽ được tái sanh lên cõi người. Khi đến lúc trưởng thành sẽ gặp được Phật pháp mà theo tu học.
Với mỗi thiện nguyện hoặc một vị phật, bồ tát sẽ có những cách tụng và bài kinh khác nhau. Điều này có liên quan đến việc phát thiện nguyện và sự cai quản của các ngài. Và với Địa Tạng Bồ Tát cũng có kinh và cách tụng riêng biệt. Việc tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát không chỉ giúp cho người sống được yên tâm, gia đình hòa thuận, bình yên. Đặc biệt tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát trong các ngày lễ tang, hay trong các gia đình có người mất sẽ giúp họ được đi trên con đường tới luân hồi.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tụng kinh Địa Tạng tại gia
Lời khuyên cho các phật tử đó chính là mỗi ngày tụng hết 1 bộ kinh Địa Tạng (trong đó đủ cả 3 quyển thượng, trung và hạ), hoặc nếu không nhiều thời gian có thể chia ra làm 2 thời (thời sáng tụng phần nghi lễ từ trang số 5 đến hết quyển thượng hết trang số 89, sau đó mở trang 228 cho đến hết. Thời tối tụng quyển trung và hạ bắt đầu từ trang số 5 đến trang số 12. Sau đó đọc tiếp từ trang 90 đến hết). Tụng đủ 21 đến 100 ngày hoặc tụng đủ 21 bộ hoặc 100 bộ.
Trong 21 đến 100 ngày quý phật tử cần chú ý các lưu ý sau:
- Trong những ngày này bắt buộc phải ăn chay (Không ăn được chay trường thì phải ăn được 10 ngày trai như trong Kinh Phật dạy)
- Kiêng kỵ những nguyên liệu như hành, tỏi, kiệu, cùng với hành tây
- Không được dùng gia vị là nước mắm, hạt nêm từ thịt thịt trừ các loại hạt nêm là nấm chay hay muối gia vị đều có tỏi hành.
- Đặc biệt, trong những ngày này không được sát sinh cũng không ăn các loại mì tôm ngoài trừ các loại mì chay vì trong các loại mì đều có hàm lượng nhỏ của thịt và mỡ động vật. Cũng không ăn các loại sữa từ động vật và mật ong.
Nếu trong trường hợp cả gia đình không thực hiện được thì riêng người tụng kinh Địa Tạng phải duy trì các bước hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên người trong gia đình có thể ăn thịt, cá…nhưng phải ra chợ mua đồ ăn đã được làm sẵn.
Hãy cố gắng phóng sinh trong 1 tháng 2 lần hoặc phóng sinh vào 10 ngày trai như trong kinh Địa Tạng có dạy. Lưu ý khi mua đồ phóng sinh gặp con gì có duyên thì mua con đấy và không kì kèo mặc cả, chỉ nói với người bán là mình mua phóng sinh, mua theo điều kiện kinh tế của gia đình bạn. Cố gắng chuyên tâm niệm Phật cho tới lúc thả phóng sinh. Sau đó nêu tên người mà mình cần hồi hướng.
Những ngày mà bạn hành trì tụng kinh Địa Tạng này thì trên bàn thờ luôn phải có hoa tươi, bánh kẹo hay hoa quả quả tươi (tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mà dâng lên cúng ít hay nhiều).
Thường mỗi buổi sáng phải dâng lên bàn thờ 7 chén nước sạch và thay luôn nước cắm hoa (thay hoa mới khi hoa cũ đã héo đi). Bàn thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ và thật trang nghiêm.
Sáng sớm ngày hôm sau , hãy xin 1 chén nước ở chính giữa bàn thờ (trong 7 chén đã dâng lên) rồi xin chư Phật, chư Bồ Tát và cả Bồ Tát Địa Tạng như sau: “Cho con xin chén nước tịnh thủy đã dâng cúng dâng lên chư Phật, chư Bồ Tát để vảy xung quanh khu đất nhà con. Nguyện cho chư vị Thần Linh, Thổ Địa, các Vong Linh, Hương Linh. Anh Linh, Âm Binh và cả Chúng Sinh trên khu đất này khi được nước tịnh thủy rưới lên sẽ sớm được siêu thăng về cảnh giới tốt lành hoặc sớm đi đầu thai thoát hóa”.
Sáu chén còn lại, nếu trong gia đình có người ốm thì lấy 1 đến 2 cốc cho người bệnh uống cùng với thuốc hoặc uống thay nước và mỗi buổi sáng (khi uống nhớ quay mặt về hướng Nam cung kính thưa: “Con xin Bồ Tát Địa Tạng cho con uống nước này, sau khi uống con sẽ sớm được lành bệnh hoặc sớm gặp được Thầy, gặp thuốc”. Còn 4 chén còn lại thì mang nấu cơm canh hoặc có thể đổ vào bình nước dành cho cả gia đình dùng chung, để những người trong nhà mát mẻ và mạnh khỏe.
Lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng không những thâm sâu mà còn vi diệu, nếu chỉ đọc qua một đến hai lần thì chúng ta khó lòng mà hiểu được hết. Do vậy, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời mà Đức Phật đã dạy.
Đối với Kinh Địa Tạng cũng có cách tụng khác biệt. Việc tụng Kinh Địa Tạng không những giúp cho con người được sống trong yên tâm mà gia đình còn hòa thuận, yên bình. Tụng Kinh Địa Tạng đặc biệt vào ngày lễ tang, gia đình có người thân mất sẽ giúp họ được đi vào con đường luân hồi. Cũng chính vì vậy tùy vào từng gia chủ và hoàn cảnh có những cách tụng Kinh Địa Tạng khác nhau.
Trước khi bắt đầu tụng Kinh Địa Tạng, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân mình cho thẳng. Lúc lạy hay quỳ luôn giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ mình nghe.
Điều quan trọng khi tụng Kinh Địa Tạng là ta phải thể nhập được những ý nghĩa trong Kinh Phât và ứng dụng, thực hành trong chính đời sống của mình. Khi tụng Kinh Địa Tạng mà không phá trừ được sự kiêu mạn, không thực hành hạnh khiêm cung thì sẽ mất rất nhiều công đức.
Những lưu ý quan trong khi tụng Kinh Địa Tạng tại gia
Hiện nay có một số kẻ tung tà kiến mê hoặc người, tung lắm nhiều thuyết hồ đồ. Chẳng hạn như nói: Tầng phía trên nhà mình có người ở thì không được thờ Phật. Mình phải hiểu rằng: Cho dù bạn ngụ tại từng chót bét của chung cư thì cũng nên thờ Phật! Bởi vì cho dù trên những tầng cao nhất vẫn có quỷ thần qua lại, và tít trên nữa còn có trụ xứ của chư thiên. Cũng có những người bảo: Buổi tối thì không nên tụng Kinh Địa Tạng, bởi vì hễ vừa tụng là quỷ thần sẽ đến, thỉnh tới dễ nhưng tiễn đi khó. Còn có người khẳng định: Chú Lăng Nghiêm chỉ nên tụng vào lúc 3-5 giờ sáng, nếu không sẽ chẳng tốt. Và còn nói thêm: Tụng kinh ở nhà mà niệm sai một từ sẽ đi xuống địa ngục, v.v… Quả thực là có vô số những điều vô lý, tà thuyết do người hồ đồ nói xằng tụng bậy để gieo những sự sợ hãi cùng với chướng ngại cho người tụng kinh niệm chú. Ngàn vạn lần bạn chớ nên tin!
Quý vị đừng để bị lầm lạc bởi những cơ sở lý thuyết nhảm nhí này. Đối với những tà thuyết trái bội Phật pháp như vậy thì cần nên chỉnh lý và tự mình phải sáng trí khéo phân biệt được. Ngài Tuyên Hóa từng nói: Kinh chú tụng thời gian nào cũng sẽ được chấp thuận cả. Hơn nữa khi người giữ ngũ giới tụng kinh tại nhà, thì sẽ luôn có nhiều chúng sinh đến quỳ nghe. Nếu như nói: Tụng kinh lỡ đọc sai một từ thì sẽ xuống địa ngục, vậy thì còn ai dám tụng kinh tin Phật pháp nữa? Chẳng lẽ Phật giảng kinh thuyết pháp là để làm hại người sao?
Và tụng Kinh Địa Tạng mục đích là tụng cho quỷ thần nghe, hy vọng họ đến nghe càng nhiều càng tốt. Vì bọn họ nhờ nghe kinh minh lý, thì sẽ thu được lợi ích. Nương Phật lực gia trì nên nghe kinh rồi thì họ sẽ lìa khổ được vui đầu thai cõi thiện, vì vậy họ tri ân không hết, sao có thể làm hại đến chúng ta chứ?
Tụng Kinh tại nhà phải thật tĩnh tâm
Thành tâm sám hối lỗi xưa là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói rằng nếu như bạn không học Phật, thì hiện giờ không xảy ra vấn đề gì, nhưng sau này sẽ phát sinh chuyện nặng nề hơn. Hiện tại, sau khi học Phật mà bạn thường xuyên xảy ra những chuyện không hay, thì cần phải dùng tâm “luôn nhận lỗi mình chớ đừng bàn lỗi người để ứng phó. Bởi chính lỗi người tức là lỗi ta, hãy xem tất cả là Bồ Tát, mình thực sự chỉ là phàm phu”.
Tụng Kinh tại nhà thì nên quỳ tụng
Nên vì thế những người đối nghịch với mình mà phải thành tâm mà quỳ trước Phật. Hãy tụng 3, 7, 21 hoặc 49 hay 108 bộ Kinh Địa Tạng hồi hướng cho họ. Vì sao ta lại phải hồi hướng cho họ? Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước, nhìn quả thọ đời này”, do quá khứ bạn từng thiếu nợ đối phương nên đời này phải trả.Vì sao phải quỳ tụng kinh? Tôi ví dụ thế này: Bạn vì họ ngồi tụng một bộ Kinh Địa Tạng thì giống như cho họ hai mươi vạn tiền. Còn nếu quỳ tụng bộ Kinh Địa Tạng với một tâm tư chí thành thì giống như bạn cho họ hai trăm vạn. Nếu như nhà bạn không có Phật đường thì hãy tìm cho mình một chỗ yên tĩnh tụng kinh cũng được. Thời gian có nhiều thì bạn tụng một bộ, có ít thì tụng một đoạn. Thời nào tụng kinh cũng được hết, miễn là bạn thành tâm quỳ tụng, sẽ chiêu cảm vô lượng chúng sinh quỷ thần đến quỳ nghe bạn tụng kinh.
Hãy cố gắng tập trung khi tụng Kinh tại gia
Lúc tụng kinh cố gắng dốc hết sức điều phục mình, đừng để tâm suy nghĩ tán loạn. Nếu tâm bạn loạn khởi thì lập tức kéo về ngay. Tâm càng thiện chí thì công năng hiệu quả càng lớn, âm thanh tụng kinh sẽ càng truyền ra xa hơn. Điều này như chiêu cảm nhiều chúng sinh tìm đến nghe kinh Phật, công đức sẽ càng lớn. Giống như đồng một trường diễn giảng, hễ xuất vé cho người đến nghe càng đông thì thu nhập càng cao. Tất nhiên người không có đủ điều kiện thì chỉ cần ở tại nhà tụng kinh cũng gieo được lợi ích rất rộng. Phải nhớ lúc tụng kinh không được khởi tâm ôm niệm oán hận người, điều này cực kỳ quan trọng. Bởi vì cho dù đối phương đã mất hoặc không xuất hiện ở trước mặt bạn, thần thức họ vẫn có thể nghe được bạn tụng kinh cho mình, vẫn nhìn và biết rõ mồn một tâm thái của bạn. Giống như bạn trả nợ cho người khác, nhưng hoàn tiền với thái độ xấu, còn rủa sả họ mấy câu nữa. Vậy bạn nên nghĩ xem, rằng họ có thể tha thứ cho bạn được không? Nếu như tâm bạn đủ chân thành, vừa tụng kinh đã phát sinh chuyển biến, bởi vì Phật nói “tất cả duy tâm tạo”.
Tụng Kinh tại nhà đặc biệt lưu ý
Phàm muốn siêu độ cho ai, tất nhiên người thực hiện cần phải dứt trừ ăn mặn. Ít nhất trong thời gian siêu độ phải tuyệt đối ăn chay, không được đụng đến đồ mặn. Bởi vì trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật có giảng: Người ăn thịt thì không phải đệ tử Phật. Cho dù họ chỉ ăn ngũ tân thì dẫu có truyền thuyết 12 bộ kinh, thì thập phương thiên tiên do hiềm kỵ mùi hôi, thảy đều lánh xa. Hơn nữa lúc tụng kinh tâm phải trụ vào kinh văn, không nên phóng tâm hướng ngoại, nếu có chút phân tán, phải lập tức kéo về. Bằng không sẽ chẳng đạt được những tác dụng siêu độ. Phải biết giữ tâm một chỗ, việc gì cũng có thể thành.
Tổng kết
Hy vọng bài viết sẽ đem lại những điều bổ ích giúp bạn hiểu rõ về cách tụng Kinh Địa Tạng và những điều cần lưu ý để tránh mắc phải. Và chúng ta hiện đang khỏe mạnh nên hãy dốc lòng học Phật tu hành, đừng ỷ y phút lâm chung sẽ có con cái siêu độ giùm cho (dù con cái chí hiếu hết lòng tổ chức lễ tụng Kinh siêu độ). Nhưng hãy nhớ kỹ công đức có bảy phần, bản thân người được hồi hướng chỉ hưởng một phần. Vì vậy, phải lợi dụng cơ hội mình đang còn khỏe mạnh mà nỗ lực tự tu, lo tụng kinh sám hối, dùng tiền của chính bản thân bỏ ra phóng sinh, in Kinh, tạo công đức v.v… Như vậy thu hoạch sẽ trọn vẹn, chắc chắn hơn!