Stent mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại. Đặt stent mạch vành được chỉ định khi động mạch vành bị hẹp từ 70% trở lên, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, đau thắt ngực sau phẫu thuật làm cầu nối chủ vành… Vậy người đặt stent mạch vành sống được bao lâu? Sau đặt stent bao lâu sẽ phải thay mới?
Contents
1. Tuổi thọ của người đặt stent mạch vành
Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu, có thể là 10 – 15 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiểm soát không tốt các yếu tố gây xơ vữa, stent có thể bị tắc hẹp trở lại, giảm tuổi thọ và buộc phải thay mới chỉ sau vài tháng hoặc vài năm.
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người đặt stent mạch vành:
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Người bị tắc mạch vành ở nhiều vị trí, số lượng stent đạt nhiều, mức độ hẹp nặng hoặc có các bệnh lý mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn khi tiến hành can thiệp động mạch vành qua da đặt stent.
- Tuổi người bệnh: Bệnh nhân trẻ tuổi, chưa từng bị nhồi máu cơ tim trước đó sau khi đặt stent sẽ có thời gian sống lâu hơn so với người bệnh cao tuổi, chức năng tim đã suy yếu.
- Loại stent: Stent phủ thuốc chống tắc hẹp có tuổi thọ cao hơn và khả năng tái tắc hẹp thấp hơn so với stent kim loại trần.
- Khả năng tuân thủ điều trị và lối sống sau khi đặt stent: Người bệnh sau khi đặt stent tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị, lối sống lành mạnh, ăn thực phẩm ít chất béo, thường xuyên luyện tập, ít căng thẳng, stress sẽ có tuổi thọ cao hơn so với người không tuân thủ điều trị và lối sống không lành mạnh.
2. Đặt stent mạch vành bao lâu sẽ phải thay mới?
Tuổi thọ của stent mạch vành sẽ phụ thuộc vào loại stent được lựa chọn. Các loại stent mạch vành kim loại có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng mạch. Stent tự tiêu thường sẽ tiêu mất sau khoảng 3-5 năm.
Tuy nhiên hiệu quả chống tắc mạch của một stent thường chỉ duy trì từ vài tháng đến 15 năm. Sau thời gian này, lòng mạch có thể bị tắc hẹp trở lại và người bệnh cần phải đặt stent mới.
Stent phủ thuốc có thời gian chống tắc hẹp lâu hơn so với stent kim loại trần. Sau 6 tháng phẫu thuật, tỷ lệ tái tắc hẹp ở stent kim loại trần lên tới 30% trong khi đó tỷ lệ này ở stent phủ thuốc là dưới 10%. Nguyên nhân là do stent phủ thuốc thế hệ 2 còn có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương trong mạch máu giúp tỉ lệ tái hẹp giảm xuống rất thấp.
Một số yếu tố ảnh hưởng khiến stent ít đạt được tuổi thọ lý tưởng là:
- Tăng sinh mô sẹo và hình thành cục máu đông: Thành mạch bị tổn thương trong quá trình đặt stent có thể tạo thành sẹo và khiến mạch máu bị hẹp nhanh hơn. Các cục máu đông hình thành sau can thiệp nong mạch vành đặt stent cũng làm giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng của stent.
- Xuất hiện mảng xơ vữa sau phẫu thuật: Lối sống thiếu lành mạnh, không tuân thủ điều trị hoặc cơ địa dễ bị xơ vữa có thể làm xuất hiện các mảng xơ vữa ở vị trí đặt stent hoặc các vị trí khác trong lòng mạch. Khi mảng xơ vữa động mạch xuất hiện, khả năng phải thay stent hoặc đặt thêm stent mới là rất cao.
- Hẹp trong lòng stent: Stent là vật lạ đối với cơ thể. Nếu người bệnh không sử dụng thuốc chống đông hay chống kết tập tiểu cầu, huyết khối có thể hình thành tại vị trí đặt stent khiến lòng stent bị hẹp lại và gây tắc mạch. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, không chỉ làm giảm tuổi thọ stent mà còn có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
3. Làm gì để kéo dài tuổi thọ khi đặt stent?
Để kéo dài tuổi thọ sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh, tích cực.
Sử dụng thuốc điều trị
Các thuốc chống đông, chống tập kết tiểu cầu như Aspirin, Warfarin, Clopidogrel Plavix, là các loại thuốc bắt buộc và người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối. Không tự ý dừng thuốc, đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, những người bệnh có các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim… càng cần điều trị tích cực để hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ
Các thảo dược hỗ trợ như Đan sâm Hoàng đằng, Cao natto… đang ngày càng được nhiều người bệnh tim mạch ưa chuộng bởi tính hiệu quả và an toàn. Nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng các thảo dược không chỉ có lợi cho những người chưa đặt stent mà còn giúp những người đã đặt stent tăng tuổi thọ stent, giảm nguy cơ gặp biến cố sau quá trình can thiệp.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa các thảo dược này. Tuy nhiên, người tiêu dùng thông minh nên lựa chọn sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Một trong những sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng được tin dùng trên thị trường hiện nay là TPCN Ích Tâm Khang. Không chỉ được Bộ Y Tế cấp phép, sản phẩm còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tác dụng:
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp…
- Hỗ trợ giảm tần suất nhập viện, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Hỗ tăng khả năng gắng sức, từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Hơn 13 năm ra đời, TPCN Ích Tâm Khang đã thuyết phục được hàng triệu người sử dụng trên khắp cả nước. Kết quả nghiên cứu sản phẩm được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada là bằng chứng giá trị cho thấy hiệu quả thực sự của sản phẩm này.
Để hiểu hơn về Ích Tâm Khang, bạn có thể gọi tới hotline 0983.103.844 hoặc tham khảo thêm bài viết: TPCN Ích Tâm Khang – Sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch, suy tim
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
Chăm sóc vết mổ đúng cách
Stent sẽ được đưa vào cơ thể thông qua động mạch quay cánh tay hoặc động mạch đùi. Vì thế sau thủ thuật, người bệnh sẽ có một vết mổ nhỏ ở trên da cần chăm sóc để tránh nhiễm trùng. Cách chăm sóc vết mổ sau đặt stent mạch vành là:
- Rửa vết thương ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Cố gắng giữ vết thương khô ráo, không bôi kem, thuốc mỡ hay bất kỳ thứ gì lên vết thương mà chưa được bác sĩ chỉ định.
- Mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ xát vào vết thương.
- Trong vòng 1 tuần sau khi thực hiện thủ thuật, không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
- Nếu vết mổ có dấu hiệu chảy mủ hoặc chảy máu không thể cầm, cần đi khám lại ngay lập tức, tránh gặp các biến chứng không đáng có.
Lưu ý với người bệnh luồn ống thông qua động mạch đùi, không đi lại nhiều hay vận động mạnh, làm việc nặng để tránh vết thương bị chảy máu. Với người bệnh luồn ống thông qua động mạch cánh tay, không sử dụng cổ tay để nâng vật nặng trên 900 gram, không làm các công việc yêu cầu sự linh hoạt của cánh tay như lái xe, dùng dao kéo… trong tối thiểu 2 ngày sau thủ thuật.
Thông thường, người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường trong khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi đặt stent động mạch vành. Thời gian này có thể kéo dài hơn nếu trước đó người bệnh bị nhồi máu cơ tim.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống có vai trò then chốt trong việc tăng tuổi thọ người bệnh sau khi đặt stent, hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp. Người bệnh sau đặt stent mạch vành:
- Nên ăn nhiều chất xơ: Bởi việc bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… sẽ làm giảm hấp thu chất béo và giúp lòng mạch thông thoáng hơn.
- Nên ăn ít muối, ít đường, giảm nêm muối mắm khi nấu ăn để tránh gây tăng huyết áp, tăng đường huyết và ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
- Không nên ăn nhiều các loại chất béo động vật như da, nội tạng, các loại thịt đỏ… Thay vào đó, nên sử dụng bằng các chất béo dễ tiêu (chưa bão hòa) như chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
- Nên ăn cá tối thiểu 3 bữa mỗi tuần.
- Nên ăn thịt nạc, đậu nành… thay cho các loại thịt đỏ.
- Không nên uống rượu, bia, nước ngọt, nước có gas hay các sản phẩm chứa chất kích thích.
- Nên uống nhiều nước lọc, sữa chua, sữa không đường, sữa đậu nành, trà xanh (trừ trường hợp bị suy tim nặng).
Luyện tập thể dục thường xuyên
Người bệnh sau khi đặt stent mạch vành nên tập thể dục đều đặn nhưng gắng sức vừa phải và hạn chế tập ngoài trời khi thời tiết lạnh hoặc quá nóng. Bài tập lý tưởng nhất cho người bệnh sau đặt stent là đi bộ nhanh, đạp xe… Những bài tập này vừa giúp tăng khả năng chịu động của tim vừa có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu.
Lưu ý, trong tháng đầu tiên sau đặt stent không nên vận động mạnh, bê vác hoặc kéo đẩy vật nặng hơn 4,5 kg. Người bệnh có thể leo cầu thang sau đặt stent nhưng cần đi chậm rãi, bám vào thành cầu thang và không leo nhiều lần trong ngày để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nên tập luyện với cường độ tăng dần để cơ thể có thời gian hồi phục. Nếu thấy khó thở, mệt mỏi, đau ngực thì nên dừng tập và nghỉ ngơi.
Xem thêm
10 lời khuyên bổ ích cho người bệnh mạch vành
Giữ tinh thần thoải mái
Người bệnh sau đặt stent mạch vành nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế áp lực trong cuộc sống, công việc, thư giãn tinh thần bằng thiền, yoga, đi du lịch, nghe nhạc… Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Tái khám đúng hẹn
Thời gian tái khám sau đặt stent mạch vành nên là 1 – 3 tháng một lần hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường như đau ngực, khó thở, hạn chế gắng sức, choáng váng, buồn nôn, xuất huyết dưới da, đại tiện phân đen….
Khi tái khám, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng tim, khả năng đông máu, lượng tiểu cầu để kiểm tra hiệu quả của stent và đề phòng tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu, tuổi thọ stent dài hay ngắn phụ thuốc rất lớn vào người bệnh. Tuân thủ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh cùng các thảo dược Đông y hỗ trợ giúp người bệnh chung sống hòa bình với các bệnh lý tim mạch tốt hơn và giảm nguy cơ đặt lại, đặt thêm các stent mới.
BS. Vũ Thị Anh Đào
Link tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/16833-cardiac-catheterization-coronary-angioplasty-and-stent-interventional-procedures
https://www.healthline.com/health/stent
https://medlineplus.gov/ency/article/007473.htm
https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/angioplasty-and-stent-placement-for-the-heart