Dân gian ta có quan niệm “an cư lạc nghiệp”, do đó vấn đề nhà cửa, đất đai được nhiều người quan tâm. Ngày nay, đất đai không chỉ là nơi để ở mà còn là đối tượng để mua bán trao đổi. Cho nên, lĩnh vực bất động sản nhận được sự chú ý không kém cạnh những vấn đề pháp lý khác. Khi tìm hiểu lĩnh vực này chắc hẳn, nhiều người sẽ bắt gặp thuật ngữ lộ giới hoặc lộ giới hành chính. Vậy hãy cùng ACC tìm hiểu lộ giới là gì? Lộ giới hành chính là gì?
Lộ giới
1. Lộ giới
1.1 Khái niệm
Lộ giới hay còn gọi là “chỉ giới đường đỏ”. Cụm từ này thường được các nhà quản lý đất đai dùng để mô tả ranh giới quy hoạch mở đường, hoặc mở ngõ/ hẻm. Đây là điểm cuối của chiều rộng đường tính từ tim đường sang hai bên đường. Lộ giới cũng bao gồm phần vỉa hè, lề và lòng đường.
Các cơ quan quản lý thường được cắm cọc lộ giới hai bên đường để đánh dấu rõ ràng, cảnh báo để người dân không lấn chiến khu vực đất trong quy hoạch.
Chiều cao tối đa của công trình cũng được quy định phụ thuộc vào lộ giới, chiều cao tối thiểu được quy hoạch để đồng bộ với khu dân cư. Ở đô thị, lộ giới được xác định là phần đất dành làm đường giao thông đô thị bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường, vỉa hè.
1.2 Tại sao phải xác định lộ giới
- Việc xác định chính xác lộ giới giúp hoàn thiện bản quy hoạch công trình đúng và hợp pháp nhất, xác định rõ ràng phần đất thuộc chỉ giới xây dựng, được phép xây dựng mà không vi phạm pháp luật. Đồng thời, nắm bắt được các yếu tố liên quan đến độ cao công trình, khoảng lùi và diện tích phần đất được xây dựng còn lại sau khi trừ đi khoảng lùi.
- Đảm bảo cho công trình xây dựng hợp pháp, ổn định và an toàn. Nếu không hiểu rõ, không biết xác định lộ giới, công trình có thể đối mặt với nguy cơ vi phạm pháp luật. Trong trường hợp, cố tình xây dựng không hợp pháp sẽ bị cưỡng chế phá bỏ để lại hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cho chủ đầu tư.
1.3 Cách xác định lộ giới
Bước 1: Xác định vị trí khu đất chuẩn bị xây dựng, chú ý các cột mốc lộ giới và biển báo mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
Bước 2: Từ cột mốc lộ giới xác định lộ giới của công trình xây dựng bằng cách tính từ tim tường sang hai bên.
Bước 3: Từ lộ giới này xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường theo quy hoạch của cơ quan nhà nước.
Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi xây dựng của công trình, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích được cấp giấy phép xây dựng.
2. Hành lang lộ giới
Hành lang lộ giới hay còn gọi là hành lang an toàn đường bộ. Theo Khoản 5, Điều 3 Luật giao thông đường bộ. “Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ”.
Giới hạn hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ)Tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP, giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, tùy và đường ngoài đô thị; đường đô thị; cao tốc ngoài đô thị; cao tốc trong đô thị; một số loại đường khác mà giới hạn hành lang lộ giới sẽ khác nhau.
3. Một số câu hỏi thường gặp về lộ giới
3.1 Chỉ giới đường đỏ là gì?
Là thuật ngữ trong xây dựng, để chỉ ranh giới được xác định trên bản đồ thể hiện quy hoạch và trên thực địa. Nó dùng để phân định ranh giới giữa phần đất được cho phép xây dựng công trình và phần đất dành cho các công trình công cộng như đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng.
3.2 Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng có thể hiểu là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên phần đất đó. Tùy trường hợp cụ thể mà chỉ giới xây dựng sẽ có khoảng cách khác nhau so với lộ giới. Khi công trình được phép xây dựng sát với ranh giới lô đất thì chỉ giới xây dựng sẽ trùng lộ giới. Còn nếu công trình phải xây lùi vào so với lộ giới thì chỉ giới xây dựng sẽ lùi lại so với chỉ giới đường đỏ.
3.3 Mức phạt khi xây dựng vi phạm lộ giới?
Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP, khi công trình xây dựng vi phạm quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 đến 60 triệu đồng.
Ngoài phạt hành chính, các công trình xây dựng khi vi phạm lộ giới, khoảng lùi, hoặc chiều cao đều buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định.
Nếu tiếp tục vi phạm sau khi lập biên bản, sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 đến 350 triệu.
3.4 Sơ đồ đất không vẽ diện tích phần vi phạm lộ giới có được đền bù khi giải phóng mặt bằng hay không?
Tham khảo bài viết Sơ đồ đất không vẽ diện tích phần vi phạm lộ giới có được đền bù khi GPMB.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về lộ giới và hành lang lộ giới, cũng như một số thuật ngữ liên quan. Nếu quý bạn đọc quan tâm đến vấn này hay thắc mắc đến những khái niệm trong lĩnh vực bất động sản, giao thông đường bộ. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.