Contents
- 1 LUẬN THÊM VỀ VẢY GÀ TỐT
- 1.1 Vảy độ gà chọi
- 1.2 Vảy gà Song khai
- 1.3 Gà chọi độ nhập hậu
- 1.4 BẠN QUAN TÂM
- 1.5 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.6 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.7 Vảy gà Bể biên khai hậu
- 1.8 Vảy gà Vấn Cán – Gà chọi quý hiếm
- 1.9 Vày gà đá hay – lục đinh lục giáp
- 1.10 Thới hoa đăng – vảy gà tốt
LUẬN THÊM VỀ VẢY GÀ TỐT
Vảy độ gà chọi
- Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.
- Chân vảy độ hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.
- “Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….
- “Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà.Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.
Vảy gà Song khai
Chân gà chọi có một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.
Gà chọi độ nhập hậu
Độ tam tằng
Gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, đá khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.
Độ liên ba:
Với vảy gà độ liên ba thì ở gà chọi có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.
Độ tam trái:
Gà độ tam trái có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua).Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.
Tham khảo cách xem hậu gà chọi chuẩn xác nhất qua video dưới đây
Vảy gà Bể biên khai hậu
Bể biên khai hậu là cậu gà nòi
Ở gà bể biên khai hậu thì “Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai. Đồng thời “đường hậu” lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “bể biên khai hậu”. Vậy vảy khai hậu tốt hay xấu?
Biên hoặc chu vi
Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.
– Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.
– Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.
– Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v…“Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.
Vảy gà Vấn Cán – Gà chọi quý hiếm
Vảy vấn cán hoàng khai đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.
Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.
Vấn cán hoành khaidưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.
Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.
Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.
- Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.
- Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.
- Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.
- Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.
- Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.
Vày gà đá hay – lục đinh lục giáp
Gà “lục đinh lục giáp” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc, đá hay.
+ Gà chọi lục đinh có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.
+ “Hàng hậu” của gà lục đinh lục giáp phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, cần tránh chia đôi chia ba. Gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.
Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là“bán phản hậu”.
Thới hoa đăng – vảy gà tốt
“Thới hoa đăng” rất cần thiết cho vảy gà. Vảy “thới hoa đăng” tốt là từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm.
Ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm các loại vảy gà chọi xấu (Không Nên Chơi)