- Hỗ trợ điều hòa tính thấm ở đại tràng, từ đó giúp phân mềm và xốp để dễ đẩy ra ngoài hơn. Nhờ vậy, bạn cũng có thể phòng ngừa tình trạng táo bón cho bé.
- Hỗ trợ tiết chất nhầy sinh học, giúp tăng độ trơn bên trong ống tiêu hóa để phân dễ di chuyển ra ngoài hơn.
- Giúp điều hòa nhu động ruột, tạo sóng co bóp để đẩy phân ra khỏi đường ruột.
- Hỗ trợ tiết enzyme tiêu hóa để hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng. Từ đó, bé sẽ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
Contents
- 1 2. Massage bụng cho con
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 5 3. Tắm nước ấm cho trẻ
- 6 4. Cho con tập thể dục nhẹ nhàng
- 7 5. Bổ sung chất xơ cho bé
- 8 6. Vệ sinh không gian quanh trẻ
- 9 7. Chườm ấm cho con
2. Massage bụng cho con
Việc massage bụng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn đồng thời cũng kích thích nhu động ruột để bé dễ đi ngoài hơn. Hơn nữa, động tác massage cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, từ đó tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi ở trẻ.
Bạn có thể cho bé nằm ở nơi ấm áp, kín gió, thư giãn rồi thực hiện các bước massage bụng như sau:
- Massage theo vòng tròn. Bạn chia bụng trẻ thành 4 phần rồi đặt tay vào một phần bụng và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 giây. Bạn lần lượt thực hiện thao tác này với 3 phần bụng còn lại theo chiều kim đồng hồ.
- Massage theo chiều dọc. Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng massage từ ngực dọc xuống bụng 10 lần.
- Massage hai chiều ngược nhau. Bạn đặt hai tay lên bụng của trẻ, một tay vuốt theo hướng lên trên và một tay vuốt xuống dưới khoảng 20 lần. Khi massage, bạn cần đảm bảo các thao tác nhẹ nhàng và đều đặn.
Bạn nên massage cho bé khi con không quá no và một ngày có thể thực hiện 1-2 lần.
3. Tắm nước ấm cho trẻ
Tắm nước ấm sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, tăng tuần hoàn máu… Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé để làm ấm cơ thể và chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.
Nước tắm cho bé nên rơi vào khoảng 35 độ C để vừa đủ ấm mà vẫn an toàn cho làn da của bé. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ phòng tắm ấm và không có gió.
4. Cho con tập thể dục nhẹ nhàng
Việc tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và ngừa được tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên còn giúp bé ăn ngon miệng và đúng giờ hơn nữa đấy. Bạn có thể tập cho bé theo những động tác sau:
- Cho bé nằm ngửa, nắm nhẹ phần đầu gối của bé rồi di chuyển đầu gối lên xuống về hướng bụng. Bạn lần lượt co từng gối của bé như động tác đạp xe.
- Cho bé nằm ngửa, giữ hai chân của con rồi xoay tròn chân từ bụng sang hai bên rồi xuống dưới.
Bạn hãy tập cho con lúc trẻ đang cảm thấy thoải mái, thư giãn và tập trong khoảng 5-10 phút.
5. Bổ sung chất xơ cho bé
Chất xơ có thể giúp làm mềm phân, từ đó phân sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong ruột. Bên cạnh đó, thời gian đi ngoài của trẻ cũng sẽ ngắn hơn. Nếu trẻ uống sữa công thức, bạn có thể lựa cho con những loại sữa bổ sung chất xơ có bán trên thị trường. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể tăng chất lượng sữa mẹ bằng cách áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ từ khoai lang, chuối, lê, rau lang, rau mồng tơi, rau chân vịt, bơ…
6. Vệ sinh không gian quanh trẻ
Nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ có thể có virus, vi khuẩn, nấm mốc… gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… Vậy nên, bạn cần thường xuyên vệ sinh những nơi hay những vật bé thường tiếp xúc để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
7. Chườm ấm cho con
Khi được chườm ấm vùng bụng, bé sẽ thấy dễ chịu hơn nhờ có sức nóng và sức nặng của khăn đẩy hết hơi trong bụng ra ngoài.
Bạn cần chuẩn bị hai chiếc khăn rồi nhúng khăn vào nước nóng. Sau đó, bạn vắt khô, mở khăn ra và đợi cho tới khi khăn có độ ấm phù hợp, không làm bỏng da trẻ. Khi này, bạn gấp nhỏ một chiếc khăn rồi đặt lên bụng trẻ còn khăn kia quấn quanh bụng để cố định.
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh và biết cách hỗ trợ để đi tiêu đều đặn hơn.