Thực tiễn là gì? Hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa của thực tiễn. Để giải đáp được những câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Thực tiễn là một cụm từ mang ý nghĩa trừu tượng và hầu như được ít người hiểu hết về khái niệm này. Khái niệm về thực tiễn hiện nay được khá nhiều bài viết giải thích theo nhiều cách hiểu khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn như thế nào? Bài viết dưới đây của Hoatieu.vn sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé.
1. Thực tiễn là gì?
Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
– Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
– Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
– Có tính lịch sử – xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
2. Ví dụ về thực tiễn?
Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người…
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn
– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn.
Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài.
Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.
+ Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.
– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:
Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.
Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.
Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.
4. Phân loại hoạt động thực tiễn:
Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:
3.1. Hoạt động sản xuất vật chất:
Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:
– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
3.2. Hoạt động chính trị – xã hội:
Dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.
3.3. Hoạt động thực nghiệm khoa học
Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
5. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.
Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển.
Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.
Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
Thứ hai: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.
Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.
Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.
6. Phân loại hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất:
Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:
– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
Thứ hai, hoạt động chính trị – xã hội:
Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, hoạt động thực nghiệm khoa học
Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
7. Bài học rút ra từ việc xác định thực tiễn là gì và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra quan điểm thực tiễn.
– Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn.
Ví dụ:
+ Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu.
+ Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp…
– Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời cho các bạn câu hỏi Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.