Từ năm 2017 trở lại đây, chuẩn bị vào mùa thi tốt nghiệp THPT thí sinh lại băn khoăn với câu hỏi chọn bài thi tổ hợp nào? Để giúp thí sinh hiểu rõ hơn về bài thi tổ hợp và nắm được những điểm cần lưu ý khi đăng ký tổ hợp môn để thi và xét tuyển ĐH, CĐ, bài viết xin giới thiệu những thông tin tổng quát.
Contents
Bài thi tổ hợp là gì?
Theo quy định năm 2020, tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT thí sinh phải trải qua 4 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (gồm 3 môn thi thành phần).
Quảng Cáo
- Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm có: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội gồm có: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp có 40 câu hỏi với 0,25 điểm một câu, thời gian làm bài là 50 phút. Các môn thi thành phần sẽ được làm liên tiếp nhau.
Chọn bài thi tổ hợp nào là phù hợp?
Việc nên chọn bài thi tổ hợp nào cần được cân nhắc kỹ tùy thuộc vào mục tiêu của thí sinh: để xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển sinh đại học.
Quảng Cáo
Nếu chỉ thi với mục tiêu chỉ để xét tốt nghiệp thì có thể chọn môn thi nào mình cảm thấy dễ dàng đạt điểm cao hơn, đặc biệt là không vướng điểm “liệt”.
Nếu thí sinh thi vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển sinh đại học thì ngoài mục tiêu tốt nghiệp, phải đạt được điểm số tối ưu nhất trong tổ hợp môn dự kiến xét tuyển sinh.
Quảng Cáo
Thí sinh nên xác định được ngành mình sẽ học là gì, ngành đó yêu cầu xét tuyển những môn nào, có phù hợp với sở thích và năng lực bản thân không. Đồng thời cần biết sở thích và năng lực của mình thiên về các môn Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội.
Từ đó căn cứ trên tổ hợp môn xét tuyển đại học cao đẳng dự kiến để biết mình nên chọn bài thi tổ hợp nào là phù hợp.
Khối ngành tự nhiên thường xét tuyển theo các tổ hợp:
- Vật lý – Toán – Hóa (A00)
- Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
- Sinh – Toán – Vật lý (A02)
- Sinh – Hóa – Toán (B00)
- Sinh – Toán – Tiếng Anh (B08)
- Hóa – Toán – Tiếng Anh (D07)…
Khi chọn xét tuyển đại học khối tự nhiên, thí sinh có thể chọn bài thi KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học)
Khối ngành xã hội thường xét tuyển theo các tổ hợp:
- Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý (C00)
- Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh (D01)
- Toán – Ngữ Văn – Tiếng Nga (D02)
- Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp (D03)
- Toán – Ngữ Văn – Tiếng Trung (D04)
- Toán – Ngữ Văn – Tiếng Đức (D05)…
Khi chọn xét tuyển đại học khối xã hội, thí sinh có thể chọn bài thi KHXH (Sử, Địa, GDCD)
Cách làm bài thi tổ hợp như thế nào?
Trong cùng buổi thi bài tổ hợp, có thí sinh sẽ làm cả 3 môn thành phần, có thí sinh chỉ thi 1 môn, có người thi 2 môn liên tiếp hoặc không liên tiếp.
Để tránh lộn xộn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn chi tiết quy trình làm bài thi tổ hợp cho cán bộ coi thi và thí sinh trong phòng thi.
Thí sinh sẽ làm các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm này.
Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề. Thí sinh ghi mã đề thi này trên phiếu trả lời trắc nghiệm để theo dõi. Trường hợp các môn thành phần có mã đề khác nhau, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi trong 10 phút sau khi nhận đề, để được xử lý kịp thời.
Thí sinh thi 2 môn thành phần liên tiếp. Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, cán bộ coi thi thu đề và giấy nháp. Sau đó cán bộ coi thi phát đề môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới đúng lịch thi. Khi hết giờ làm bài môn thi thành phần thứ hai, cán bộ coi thi thu đề và giấy nháp của thí sinh và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.
Thí sinh thi 2 môn thành phần không liên tiếp: Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi. Thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, úp phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn và bảo quản phiếu này trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo.
Trường hợp đặc biệt, thí sinh ra ngoài phòng thi phải được phép của cán bộ coi thi. Thí sinh phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi và ra ngoài phòng thi dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.
Thí sinh chỉ thi 1 môn thành phần: Ngay sau khi hết giờ làm bài, cán bộ coi thi thu phiếu trả lời trắc nghiệm, thu đề thi và giấy nháp của thí sinh. Thí sinh sau đó có thể ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.