Contents
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Khái niệm văn bản nhật dụng
Khái niệm văn bản nhật dụng đã được học trong Ngữ văn 6 (tập hai, bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử).
Lưu ý:
Văn bản nhật dụng là khái niệm chỉ đặc điểm về nội dung của văn bản. Những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, dù viết dưới hình thức nào, đều có thể được coi là văn bản nhật dụng. Nhắc lại như vậy để tránh cho rằng văn bản nhật dụng không có nhiều giá trị nghệ thuật, dẫn đến việc coi nhẹ hình thức biểu đạt của các văn bản này.
2. Về hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi
Hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi cùng viết về những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đổi với con cái, bên canh đó là ý nghĩa lớn lao của nhà trường đốỉ với cuộc đời mỗi con người.
Văn bản Cổng ừường mở ra được viết theo thể loại kí, ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con đến trường buổi đầu tiên. Từ đầu đến cuối là những lời tâm sự của người mẹ thầm nói với con, thực chất là một dòng tâm trạng miên man của người mẹ trong đêm trước khi đưa con đến trường.
Văn bản Mẹ tôi cũng viết về tình cảm mẹ con nhưng lại theo phương thức gián tiếp. Không phải mẹ nói với con, cũng không phải con nói với mẹ, mà là qua bức thư của người bố nhân sự việc đứa con tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
1. Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con – buổi học đầu tiên ở lớp Một.
2. Đêm hước ngày khai hường, tâm hạng hai mẹ con rất khác nhau:
– Con háo hức thu xếp đồ chơi, tôi lên giường không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ.
– Mẹ “trằn trọc không ngủ được” mặc dù con đã ngủ, mọi đồ đạc (quần áo, sách vở, bút mực,…) của con cũng đã chuẩn bị xong.
3. Mẹ “không sao ngủ được” vì nghĩ về ngày đầu tiên đi học của con, nghĩ về những kỉ niệm xưa, khi mẹ cũng còn bé như con bây giờ và nghĩ về ý nghĩa của ngày khai hường đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người.
4. Xét về hình thức ngôn từ, có vẻ như người mẹ đang nói với con. Nhưng vì con đã ngủ nên có thể coi đây là những lời nói thầm, những lời mẹ tự nói với mình. Việc con đã ngủ mà mẹ vẫn thức, thì thầm trò chuyện chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của mẹ đối với con. Ngày mai con bắt đầu vào lớp Một, con cũng háo hức, không ngủ nhưng mẹ đã dỗ cho con ngủ để rồi bao băn khoăn, hằn học, mẹ lại đang gánh hết cho con.
5. Câu văn nói lên tầm quan họng của nhà hường đối với thế hệ hẻ là : “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
6. “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”:
– Đó là thế giới của tri thức. Các thầy cô giáo sẽ giúp em mở cánh cửa kho tàng tri thức của nhân loại – những tri thức kinh điên nhất, mới mẻ nhất, phong phú và đồ sộ nhất đều có ở phía sau cánh cổng nhà trường.
– Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò nồng ấm, của tình bạn thân thiết, rộng mở. ở nhà em có bà, có mẹ, có tình cảm gia đình đầm âm. Đến trường, thầy cô giáo lúc nào cũng yêu thương em, dạy em những điều hay lẽ phải, bạn bè luôn gần gũi em, cùng em vui chơi, chạy nhảy, giúp đỡ em những lúc khó khăn…