Đất mặn là gì? Hay làm thế nào để có thể sử dụng đất mặn trong chăn nuôi là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin về loại đất này nhé.
Bạn đang đọc: Đặc điểm đất mặn
Đất mặn là gì?
Đất mặn theo quan điểm của nông nghiệp là loại đất tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Hiện nay, để đánh giá độ mặn của đất, trên thế giới người ta dùng đại lượng EC là độ dẫn điện của đất, có đơn vị là dS/m (1dS/m = 0,64‰). Đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC (Richards 1954) tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ (cách tính thông thường tại Việt Nam).
Ngoài ra, còn có 1 cách định nghĩa đất mặn được sử dụng phổ biến hơn, đó là: đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp trong đất là NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…
Đất mặn là gì?
Tài nguyên đất là gì? Tìm hiểu về nguồn tài nguyên đất quý giá
Sạt lở đất là gì? Nguyên nhân và những thiệt hại sạt lở đất gây ra?
Nguyên nhân hình thành đất mặn
Sau khi tìm hiểu đất mặn là gì, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên đất mặn. Có 2 nguyên nhân lớn dẫn đến hình thành đất mặn là do chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân khách quan
– Do nước biển xâm nhập gây nhiễm mặn.
– Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất tạo thành đất nhiễm mặn.
Nguyên nhân chủ quan
Do quá trình sống và canh tác của con người tác động làm thay đổi đặc tính của đất. Việc con người sử dụng nước đầu nguồn quá mức làm cho mực nước ở các sông thấp xuống, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đất bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn sâu vào trong nội địa.
Nước biển gây xâm nhập mặn
Đặc điểm của đất mặn
Đất mặn có một số đặc điểm như sau:
– Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao: 50%- 60%.
– Chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4.
– Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
– Nghèo mùn, nghèo đạm.
– Hoạt động của vi sinh vật yếu.
Tác hại của đất nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn gây lên những tác hại như sau:
Gây hạn sinh lý
Việc dư thừa muối trong đất đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ. Tức là áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Mặn thường ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý của cây như:
– Sự trao đổi nước bị ảnh hưởng.
Xem thêm: 500+ Hình Ảnh Dễ Thương Về Tình Yêu, Ảnh Tình Yêu Cực Kute, Hình Ảnh Tình Yêu Dễ Thương Nhất
– Sự tổng hợp cytokinin bị ngừng.
– Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế.
– Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm.
– Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng
Kìm hãm sự sinh trưởng của cây
Cây trồng trên đất mặn bị kìm hãm sinh trưởng là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Trong đất mặn, các loại thực vật chịu mặn kém thường ngưng phát triển.
Cây khó phát triển trên đất mặn
Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn
Đất mặn vẫn có thể sử dụng để trồng trọt nếu chúng ta biết cải tạo và sử dụng đúng cách.
Cách cải tạo đất mặn
Biện pháp thủy lợi
Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống tưới tiêu, mương máng hợp lý. Nhằm ngăn nước biển tràn, tạo điều kiện cho việc rửa mặn.
Biện pháp bón vôi
Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất. Sau đó tháo nước vào ruộng để rửa mặn. Sau một thời gian sẽ bổ sung thêm chất hữu cơ sau khi bón vôi.
Trồng cây chịu mặn
Một số loại cây chịu mặn tốt như: đậu nành, củ cải đường, ngô,… Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các loại cây khác và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Sử dụng đất mặn
Sau khi cải tạo, đất mặn có thể được sử dụng để nuôi trồng, canh tác:
– Có thể được sử dụng để trồng lúa (một số giống lúa đặc biệt), cói,…
– Nuôi trồng các loại thủy, hải sản.
– Với vùng đất mặn ngoài đê có thể trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường.
Đất mặn có thể sử dụng và cải tạo với nhiều mục đích
Trên đây, mình đã chia sẻ với các bạn “Đất mặn là gì?” và một số cách cải tạo và sử dụng đất mặn. Cải tạo đất mặn sẽ cung cấp một nguồn tài nguyên đất để có thể phát triển nông nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.