Người ốm nên ăn cháo gì? Nếu trong nhà có người bị cảm, một bát cháo hành có thể giúp họ giải cảm nhanh chóng. Hãy thử học cách nấu cháo hành cho người ốm để nhanh hồi phục.
Giá trị dinh dưỡng của hành lá. Flavonoid và polyphenol trong hành lá giúp loại bỏ các gốc tự do, những chất có thể dẫn đến ung thư, viêm nhiễm… Các chất chống oxy hóa trong hành lá sẽ mất dần trong quá trình nấu nướng. Vì vậy, khi nấu cháo cho người bệnh, tốt nhất bạn không nên nấu hành lá quá chín nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 80g
- Gạo nếp: 50g
- Hành khô: 2 củ
- Hành lá: 2 – 3 nhánh
- Thịt lợn: 250g
- Trứng gà: 1 quả
- Rau mùi: 50g
- Gia vị: muối, hạt tiêu, nước mắm…
Cách nấu cháo hành cho người ốm
Khi áp dụng cách nấu cháo hành cho người ốm, bạn có thể kết hợp với thịt lợn và trứng gà để bổ sung thêm dinh dưỡng. Nếu không có sẵn gạo nếp, bạn nấu gạo tẻ cũng được.
- Rang gạo nấu cháo và đun với lửa nhỏ. Bạn có thể châm thêm nước lạnh để cháo nhanh nhuyễn.
- Rửa sạch, băm nhuyễn và ướp thịt heo khoảng 15 – 20 phút cho ngấm gia vị.
- Cho một ít dầu vào chảo, phi thơm hành khô và xào chín thịt băm rồi cho vào nồi cháo.
- Đập trứng vào tô, múc cháo đang sôi đổ vào khuấy đều cho chín trứng.
3. Cách nấu cháo tía tô cho người ốm
Thời tiết thất thường có thể khiến người lớn và trẻ nhỏ dễ bị cảm. Nếu nhà bạn có sẵn cây tía tô trong vườn thì có thể an tâm có một loại thảo dược quý giúp giải cảm ngay tại nhà. Lợi ích của tía tô không những giúp giải cảm mà còn ngăn ngừa dị ứng và hỗ trợ trị bệnh dạ dày. Bạn có thể nấu cháo tía tô kết hợp với trứng gà và thịt bò vừa bổ dưỡng lại có vị lạ miệng.
Lợi ích của tía tô. Lá tía tô được sử dụng trong Đông y để điều trị bệnh, đặc biệt tía tô được dùng như một loại thảo dược phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, loại rau thơm này cũng có mặt trong các món ăn Việt Nam để tạo hương thơm đặc trưng. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ lá tía tô có các đặc tính chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, biếng ăn và ngăn ngừa khối u.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 200g
- Lá tía tô: 100g
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Thịt bò: 100g
- Cà rốt: 50g
- Hành lá: 100g
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu…
Cách nấu cháo tía tô giải cảm
Bạn có thể thử cách nấu cháo tía tô cho người ốm theo hướng dẫn sau đây:
- Vo gạo rồi ngâm cho mềm. Đổ lượng nước vào nồi vừa đủ theo sở thích ăn cháo đặc hay loãng, cho gạo vào nấu với lửa vừa.
- Sơ chế các nguyên liệu khác: thái sợ lá tía tô, băm nhuyễn thịt bò, xắt nhỏ hành lá.
- Khi gạo nở bung ra thành cháo, cho thịt bò vào rồi đảo đều cho tơi.
- Nêm nếm cháo vừa ăn, để sôi, khuấy đều và tắt bếp.
>> Tham khảo thêm: Ăn cháo vừa giúp bạn phòng bệnh lại tăng tuổi thọ
Gợi ý những công thức nấu cháo khác
- Gợi ý những cách nấu cháo cho người bị cảm đơn giản mà công hiệu
- Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Top 5 món cháo bổ dưỡng, dễ tiêu
- Bật mí cách nấu cháo xương cho cả nhà vào những ngày trở lạnh
- Cách nấu cháo hạt sen vừa ngon vừa bổ
- 2 cách nấu cháo cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng cả nhà cùng mê
- 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé mẹ nhất định phải biết
- 10 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm đơn giản mà ngon mê ly
- 3 cách nấu cháo cá hồi không tanh, thơm ngon và bổ dưỡng cho cả nhà
Khi học cách nấu cháo cho người ốm, bạn nên rang gạo nấu cháo để có hương vị thơm ngon hơn. Nếu người ốm ghét ăn cháo, bạn có thể nấu xen kẽ nhiều món và chỉ ăn một lần trong ngày. Thời điểm lý tưởng để ăn cháo là buổi sáng hoặc buổi tối để nhanh khỏe mạnh trở lại.