Để có thể học tốt được tiếng Anh, bước đầu tiên và trước hết người học cần phải hiểu rõ về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh. Bên cạnh đó việc phát âm tiếng Anh chuẩn từng nguyên âm và phụ âm cũng góp phần giúp việc học, việc phát âm các từ tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Vậy các phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh đóng vai trò như nào trong việc phát âm chuẩn tiếng Anh? Hãy cùng PREP đi tìm hiểu nhé!
Contents
- 1 I. Khái quát kiến thức và nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
- 2 II. 6 quy tắc cần nằm khi phát âm tiếng anh
- 3 III. 3 cách ghép nguyên âm và phụ âm
- 4 IV. Bài tập thực hành nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
I. Khái quát kiến thức và nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh có cách phát âm tương đối khác so với cách phát âm trong tiếng Việt. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ ràng và chi tiết về cách phát âm chuẩn thì mới có thể học tập hiệu quả tại nhà hay học tiếng Anh online.
Dựa theo bảng chữ cái, trong tiếng Anh bao gồm 5 nguyên âm bao gồm u, e, o, a, i và 21 phụ âm bao gồm b , c , d , f , g , h , j , k , l , m , n , p , q , r , s , t , v , w , x , y , z . Dựa vào 5 nguyên âm chính này, theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn quốc tế đã chia ra thành 20 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
1. Khái quát về nguyên âm trong tiếng Anh
1.1. Nguyên âm trong tiếng Anh là gì?
Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi bạn phát âm sẽ không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói. Có 5 nguyên âm chính, bao gồm: u, e, o, a, i. Dựa vào 5 nguyên âm chính này, theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn quốc tế đã chia ra thành 20 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
1.2. Nguyên âm đơn
Nguyên âm đơn trong tiếng Anh bao gồm 2 loại nguyên âm đó là: nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Việc phát âm đúng nguyên âm dài và nguyên âm ngắn vô cùng quan trọng, vì đôi khi nếu bạn phát âm sai có thể khiến người nghe hiểu nhầm đoạn hội thoại đó sang một ý nghĩa khác.
Nguyên âm dài Ví dụ Nguyên âm ngắn Ví dụ /i:/ seal /mi:l/: dấu niêm phong /i/ sit /sɪt/: ngồi /æ/ band /bænd/: đai, nẹp /e/ pen /pen/: cái bút /u:/ mood /muːd/: tâm trạng /ʊ/ good /gʊd/: tốt /a:/ hard /hɑːd/: cứng, rắn /ʌ/ cut /kʌt/: cắt /ɔ:/ hay /ɔ:r/ sort /sɔːt/: sắp xếp /ɒ/ job /dʒɒb/: công việc /ɜ:/ first /fɜːst/: trước tiên /ə/ Around /əˈraʊnd/: xung quanh
1.3. Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi được cấu tạo từ 2 nguyên âm đơn.
Nguyên âm đôi Ví dụ /ir/ hay /iə/ career /kəˈrɪər/: nghề nghiệp /er/ or /eə/ barely /ˈbeəli/: trống trải /ei/ mate /meɪt/: bạn cùng học /ɑi/ like /laɪk/: thích /ʊə/ or /ʊr/ Visual /ˈvɪʒʊəl/ (adj): trực quan, thuộc về thị giác /ɑʊ/ Mouse /maʊs/: con chuột /ɔi/ Voice /vɔɪs/ (n): giọng /əʊ/ Boat /bəʊt/: con tàu
2. Khái quát về phụ âm trong tiếng Anh
2.1. Phụ âm trong tiếng Anh là gì?
Phụ âm hay Consonants là âm được phát ra nhưng luồng khí từ thanh quản tới môi của bạn sẽ gặp phải cản trở, tắc lại nên không tạo ra tiếng. Phụ âm chỉ tạo được tiếng nếu như được ghép lại với nguyên âm. Lưu ý rằng phụ âm không thể đứng một mình riêng lẻ và riêng biệt.
- Bao gồm 24 phụ âm trong tiếng Anh, đó là: /b/, /p/, /m/, /g/, /f/, /η/, /v/, /s/, /l/, /z/,/ʃ/, /j/, /d/, /k/, /n/, /dʒ/, /t/, /h/, /ð/, /θ/, /r/, /ʒ/, /tʃ/, /w/
- Các phụ âm trong tiếng Anh này được chia thành 3 nhóm khác nhau đó là: phụ âm hữu thanh hay voiced sounds, phụ âm vô thanh hay unvoiced sounds và một số phụ âm còn lại.
2.2. Phụ âm hữu thanh
Phụ âm hữu thanh là các âm được xuất phát từ cổ họng của chúng ta và bạn có thể cảm nhận được độ rung của dây thanh quản khi ta phát âm đó. Hơi sẽ bắt đầu đi từ họng, sau đó qua lưỡi và cuối cùng sẽ qua răng ra ngoài khi bạn phát âm những âm này.
Phụ âm hữu thanh Ví dụ /b/ bid /bɪd/: sự cố gắng, sự nỗ lực /g/ Grab /ɡræb/: vồ lấy /v/ Invite /ɪnˈvaɪt/: mời /z/ Music /’mjuːzɪk/: âm nhạc /d/ /ˈdɪnə(r)/ : bữa ăn tối /dʒ/ Jealous /ˈdʒeləs/: ghen tị /ð/ Together /təˈɡeðər/: cùng nhau /ʒ/ Mission /ˈmɪʃn/: nhiệm vụ
2.3. Phụ âm vô thanh
Khi bạn phát âm phụ âm vô thanh, bạn chỉ có thể nghe thấy tiếng bật hoặc tiếng gió. Chúng ta không cảm nhận được độ rung của dây thanh quản khi phát âm các âm này. Luồng hơi sẽ xuất phát từ miệng thay vì đi từ từ cổ họng.
Phụ âm vô thanh Ví dụ /p/ Peaceful /ˈpiːsfl/: bình yên /f/ Factory /ˈfæktri/: nhà máy /s/ Science /ˈsaɪəns/: khoa học /ʃ/ Machine /məˈʃiːn/: máy móc /k/ Chemistry /ˈkemɪstri/: hóa học /t/ Complete /kəmˈpliːt/: hoàn thành /θ/ Author /ˈɔːθər/: tác giả /tʃ/ Chocolate /tʃɔːklət/: Socola
2.4. Các phụ âm còn lại
Phụ âm còn lại Ví dụ /m/ Remember /rɪˈmembər/: nhớ /η/ Morning /ˈmɔːrnɪŋ/: buổi sáng /l/ People /ˈpiːpl/: con người /j/ Year /jɪər/: năm /n/ Behind /bɪˈhaɪnd/: phía sau /h/ Perhaps /pərˈhæps/: có lẽ /r/ Library /ˈlaɪbreri/: thư viện /w/ Question /ˈkwestʃən: câu hỏi
II. 6 quy tắc cần nằm khi phát âm tiếng anh
Để phát âm tiếng anh chuẩn và tránh nhầm lẫn. Prep đã tổng hợp 6 quy tắc bắt buộc phải nắm khi phát âm tiếng anh như sau:
1. Quy tắc số 1
Cách phát âm của phụ âm này cũng sẽ khác đi tùy thuộc vào nguyên âm nào đứng ngay phía sau G
- G sẽ được phát âm là /g/ nếu đi sau G là các nguyên âm như a, u, o.
→Ví dụ: game /ɡeɪm/; guarantee /ˌɡær.ənˈtiː/, gosh /ɡɒʃ/.
- G sẽ được phát âm thành /dʒ/ nếu đi ngay sau đó là các nguyên âm như i, y, e.
→Ví dụ: giant /ˈdʒaɪ.ənt/, gipsy /ˈdʒɪp.si/.
2. Quy tắc số 2
Phụ âm C có các cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào nguyên âm đứng sau nó là gì
- C sẽ được phát âm thành /k/ nếu sau đó là các nguyên âm như a, u, o.
→Ví dụ: cabaret /ˈkæb.ə.reɪ/, confident /ˈkɒn.fɪ.dənt/, cube /kjuːb/.
- C sẽ được phát âm thành /s/ nếu sau nó là các nguyên âm như: i, y và e.
→Ví dụ: cyber /saɪ.bər-/, cigarette /ˌsɪɡ.ərˈet/, cedar /ˈsiː.dər/.
3. Quy tắc số 3
Không cần phát âm phụ âm R nếu như phía trước của nó là một nguyên âm yếu ví dụ như /ə/
→Ví dụ: interpol /ˈɪn.tə.pɒl/, interest /ˈɪn.trəst/
4. Quy tắc số 4
Phụ âm J sẽ được phát âm là /dʒ/ trong hầu hết tất cả các trường hợp và sẽ không có cách đọc nào khác
→Ví dụ: job /dʒɒb/, jack /dʒæk/, juice /dʒuːs/
5. Quy tắc số 5
Trong một số trường hợp, phụ âm cuối cần phải gấp đôi cụ thể như sau
- Sau một nguyên âm ngắn là các phụ âm như F, L, S.
→Ví dụ: đó là well, fell, fill, sniff, call
- Từ có 2 âm tiết và các phụ âm như là B, D, G, M, N, P đứng ngay sau một nguyên âm ngắn.
→Ví dụ: puppy, connect, common, cabbage, giggle, rabbit.
6. Quy tắc số 6
Nếu từ được kết thúc với cụm nguyên âm + phụ âm + nguyên âm “e”, thì nguyên âm “e” sẽ trở thành âm câm, và nguyên âm trước phụ âm đó sẽ là nguyên âm đôi
→Ví dụ: cure /kjʊər, care /keər/, site /saɪt/
III. 3 cách ghép nguyên âm và phụ âm
Khi giao tiếp trong tiếng anh. Người bản xứ thường ghép nguyên âm với phụ âm hoặc âm cuối của từ trước với âm đầu của từ tiếp theo
1. Ghép phụ âm + nguyên âm
Ví dụ:
- deep end => /diːpend/
- Look at that! => /lʊ kæt ðæt/ thay vì /lʊk‿æt ðæt/
2. Ghép phụ âm + âm /h/
Ví dụ:
- This is her sister => /ðɪ sɪ zɜr ˈsɪstər/ thay vì /ðɪs‿ɪz hɜr ˈsɪstər/
3. Ghép nguyên âm + nguyên âm
Ví dụ:
- go out => go ‿ out
IV. Bài tập thực hành nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
Để có thể thực hành bài tập nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh nhuần nhuyễn bạn hãy đăng ký ngay khóa học Phát âm từ cơ bản tới chuyên sâu để có thể thực hành được nhiều bài tập nhất.
Có thể nói nói nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh là kiến thức cơ bản nhất để bạn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Vậy nên hãy trau dồi thật tốt những kiến thức này để có thể giao tiếp như người bản xứ và đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS Speaking nhé!