Bạn muốn tự làm một chai giấm ăn với thành phần tự nhiên, không pha các chất phụ gia công nghiệp? Để làm bất kì loại giấm nào bạn cũng cần phải có con giấm. Vậy con giấm là gì? Cách nuôi giấm ra sao? Cùng Digifood tìm hiểu về con giấm và bắt tay vào làm giấm với những công thức đơn giản dưới đây nhé!
Contents
1. Con giấm nuôi là gì?
Khi tìm hiểu về quá trình làm giấm chắc hẳn bạn sẽ gặp một số thuật ngữ như “nuôi giấm” hay “con giấm”? Vậy “nuôi con giấm” thực sự là gì? Thật ra đây là cách ông bà, bố mẹ chúng ta gọi lớp men vi sinh màu trắng nổi trên bề mặt hỗn hợp trong quá trình làm giấm.
Ảnh: sưu tầm
Mặt khác, “con giấm” mà dân gian hay gọi dưới góc nhìn khoa học là những con vi khuẩn acetic có kích thước rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường. Nhưng lợi khuẩn này kết lại với nhau thành lớp váng trắng đục và dày lên theo thời gian trên bề mặt hỗn hợp làm giấm. Con giấm càng “lớn” thì hỗn hợp nước trong hũ sẽ càng nhanh chua và sớm ra thành phẩm.
2. Công dụng của giấm trong đời sống
Giấm thường được sử dụng để nấu nhiều loại món ăn khác nhau như: chuối đậu, salad, ngâm măng, ngâm tỏi ớt, làm gỏi,… hay dùng thêm để tăng hương vị cho các món nước như bún, phở. Khi có thành phần giấm trong công thức chế biến, món ăn sẽ có hương vị tự nhiên thơm ngon và dễ ăn hơn.
Ảnh: sưu tầm
Không chỉ là một gia vị ngon để chế biến các món ăn, giấm còn rất tốt cho sức khoẻ với nhiều ứng dụng trong y học. Những món ăn được chế biến từ giấm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan tới tim mạch, điều hòa huyết áp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đào thải các cặn bã trong cơ thể và kiểm soát cholesterol.
Ảnh: sưu tầm
Ngoài ra, giấm còn một số công dụng trong làm đẹp với thành phần axit acetic có tác dụng diệt vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một số công dụng của giấm trong làm đẹp phải kể đến như trị các vấn đề về viêm da, giúp cải thiện tình trạng gàu da đầu và ngứa do nấm tóc.
Hiện nay, có rất nhiều loại giấm công nghiệp được bán rộng rãi trên thị trường, rất tiện lợi để mua và sử dụng. Tuy nhiên, cách nuôi giấm tại nhà chắc chắn sẽ có hương vị thơm ngon theo phong cách riêng. Đặc biệt giấm nhà làm chắc chắn sẽ an toàn, đảm bảo vệ sinh do bạn có thể tự tay lựa chọn kỹ càng nguyên liệu ngon và tươi nhất.
Các công thức bún ngon ăn với giấm:
- Cách nấu bún bung Thái Bình
- Công thức nấu bún bò Huế đơn giản
3. Cách nuôi giấm tại nhà đơn giản
Với một số nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ, bạn có thể tạo ra nhiều loại giấm khác nhau một cách đơn giản. Sau đây là tổng hợp một số cách làm giấm đặc biệt thơm ngon với hương vị tự nhiên hấp dẫn để hội chị em “nữ công gia chánh” trổ tài tự làm ở nhà.
Cách nuôi giấm từ chuối
Giấm chuối có hương thơm dịu, vị chua không quá nồng hay quá gắt. Cách nuôi giấm từ chuối cũng rất đơn giản và sạch sẽ, an toàn. Để làm giấm chuối ngon chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Chuối chín: 5 quả
- Dừa: 1 quả
- Đường cát trắng: 100g
- Rượu gạo: 100ml
- Nước lọc: 5L
- Bình thuỷ tinh đựng giấm
Ảnh: sưu tầm
Cách làm giấm bằng chuối:
Bước 1: Rửa sạch bình và để ráo nước. Chuối chín bóc vỏ và cắt nhỏ thành từng khoanh dày 1cm
Bước 2: Cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn gồm nước dừa tươi, rượu và chuối vào bình. Tiếp đó đổ nước lọc vào khoảng ⅘ bình rồi đậy nắp, đặt bình ở nơi thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Bước 3: Trong khoảng 45-60 ngày, phía trên mặt hỗn hợp sẽ xuất hiện một lớp men vi sinh mỏng màu trắng đục, hay còn gọi là “con giấm”. Càng để lâu, “con giấm” càng “lớn” trông giống như một con sứa vậy.
Lúc này, hỗn hợp trong bình đã thành giấm chua. Tuỳ độ chua mong muốn mà bạn có thể chiết ra sử dụng ngay hoặc tiếp tục ủ để giấm chua hơn. Thành phẩm là giấm chuối có màu trắng trong và hơi đục. Trong quá trình chiết, bạn lưu ý đừng để con giấm trôi ra ngoài hoặc để bị vỡ. Với con giấm cái và bã chuối sẵn có, bạn có thể tiếp tục làm mẻ giấm mới với thời gian nhanh hơn lần đầu.
Bình ngâm giấm an toàn:
- Bình thủy tinh ngâm giấm: Shopee ⇒
- Bình nhựa PET: Shopee ⇒
Giá: Khoảng 20.000 – 90.000 đ