Danh từ là bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, được dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm mục đích giao tiếp và trao đổi thông tin. Vậy bạn đã biết danh từ là gì chưa? Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu qua chuyên đề tổng hợp kiến thức về danh từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4 và lớp 6 dưới đây nhé!
Danh từ là gì?
Danh từ là gì? Chương trình tiếng Việt lớp 4 đã định nghĩa như sau: Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự việc, sự vật, đơn vị, khái niệm, hiện tượng,… Thông thường trong câu, danh từ có thể giữ chức vụ làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ trong câu.
Ví dụ:
- Danh từ chỉ người: Hoa, anh, cậu, chú, bác, bá, ông nội, ông ngoại,…
- Danh từ chỉ vật: xe đạp, xe máy, ô tô, taxi, con chuột, hoa hồng, bàn,..
- Danh từ chỉ khái niệm: lối sống, tinh thần, thuật ngữ,…
Danh từ có chức năng gì?
Nhìn chung, danh từ được sử dụng với các mục đích sau:
- Kết hợp với từ chỉ số lượng đằng trước và từ chỉ định lượng đằng sau hoặc một số từ ngữ khác để tạo nên cụm danh từ. Ví dụ: 3 con lợn, 1 bầy gà,…
- Trong câu, danh từ có thể đảm nhận chức năng làm chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ cho ngoại động từ.
- Danh từ được dùng để mô tả hoặc xác định vị trí của vật trong thời gian hoặc không gian xác định.
Các loại danh từ trong tiếng Việt
Danh từ tiếng Việt khá đa dạng và được chia thành hai nhóm lớn là: danh từ riêng và danh từ chung.
Danh từ riêng là gì?
Đây là những danh từ chỉ tên riêng của người, tên của vùng đất, lãnh thổ, địa danh, tờ báo,… cụ thể nào đó.
Ví dụ: Hồng (Tên riêng của người), Phú Thọ (Tên vùng đất), Bãi biển Sầm Sơn (tên một địa danh du lịch), báo Thanh Niên (Tên tờ báo cụ thể), Việt Nam (tên lãnh thổ).
Trong câu, các danh từ riêng sẽ được viết hoa chữ cái đầu của âm tiết như một dấu hiệu dùng để phân biệt chúng với những từ ngữ khác.
Ví dụ: Tôi yêu Việt Nam.
Danh từ chung là gì?
Là những từ dùng để chỉ tên gọi chung cho một sự vật, hiện tượng,… nào đó. Danh từ chung được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:
Phân loại Khái niệm Ví dụ Danh từ cụ thể Đây là các danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan. Ví dụ: Bão, mưa, gió, hoa hồng, nụ cười, bàn, ghế,… Danh từ trừu tượng Đây là những danh từ dùng để chỉ vật nhưng con người lại không thể cảm nhận được thông qua các giác quan. Ví dụ: tinh thần, nỗi đau, ý nghĩa, cách mạng, nhiệt huyết,. Danh từ chỉ hiện tượng Là danh từ chỉ những sự việc xảy ra trong thời gian và không gian mà con người có thể nhận biết được.
Loại này được chia thành hai nhóm nhỏ:
– Chỉ hiện tượng xã hội: Là những hiện tượng được sinh ra do tự nhiên và không có tác động do ngoại lực hay con người.
– Chỉ hiện tượng xã hội: Là những sự việc hay hành động do con người tạo nên.
– Động đất, mưa, gió, chớp, bão, sấm, sét, ánh nắng,… (hiện tượng tự nhiên)
– Áp bức, nghèo đói, chiến tranh, gian khổ,… (hiện tượng xã hội)
Danh từ chỉ khái niệm Là danh từ dùng để mô tả các khái niệm trừu tượng. Những khái niệm này chỉ tồn tại trong ý thức và nhận thức của con người, không thể cụ thể hóa hay vật chất hoa được.
Hay nói cách khác, những khái niệm này không có hình thù xác định nên không thể cảm nhận bằng các giác quan như: thị giác, xúc giác, thính giác,…
Quan hệ, tinh thần, đạo đức, lối sống, phương châm, niềm vui, tình yêu, thái độ, khả năng, tính nết, ý thức, biện pháp, cảm tưởng, mục đích, cuộc sống, thói quen,… Danh từ chỉ đơn vị Là những từ dùng để chỉ đơn vị của sự vật. Hay nói cách khác, chúng ta có thể ước lượng hoặc xác định được trọng lượng, khối lượng của sự vật.
Loại này khá đa dạng và được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:
– Chỉ đơn vị tự nhiên: Được dùng chủ yếu trong giao tiếp với mục đích chỉ số lượng của con vật, sự vật,…
– Chỉ đơn vị chính xác: Là những từ dùng để xác định kích thước, trọng lượng,… của sự vật và nó có thể đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
– Chỉ thời gian: Đo lường các khái niệm về thời gian.
– Chỉ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không xác định số lượng cụ thể mà chỉ mang tính ước lượng, độ chính xác ở mức tương đối.
– Chỉ tổ chức: Chỉ tên của các đơn vị hành chính hoặc các tổ chức.
– Cục, con, cái, sợi, cây,…
– Kilogam, gram, yến, tấn, lít, héc – ta,…
– Thập kỷ, thế kỷ, ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, tích tắc, quý,…
– Đàn, bầy, nhóm, tổ,…
– Tỉnh, thành phố, khu phố, đường, huyện/ quận, xã,…
Trong quá trình tìm hiểu về danh từ, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến danh từ kép, sở hữu và danh từ ghép trong tiếng Việt. Thực tế, chưa có tài liệu nào chia sẻ thông tin về các loại danh từ này. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết đó đều là những danh từ trong tiếng Anh.
Ví dụ:
- Danh từ ghép: bus top, football, toothpaste, bedroom, policeman,…
- Danh từ sở hữu: the car of my father, my mother’s garden,…
Cụm danh từ là gì?
Là tổ hợp được tạo thành bởi danh từ + một số từ ngữ khác phụ thuộc nó. Cụm danh từ mang ý nghĩa trọn vẹn, đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn nhưng được dùng trong câu như một danh từ.
Mô hình của cụm danh từ gồm có: Phần trước – phần trung tâm – phần sau.
Trong đó: Những phụ ngữ ở phần trước có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (ở phần trung tâm) về mặt số lượng. Các phụ ngữ ở phần sau thể hiện đặc điểm cho sự vật mà danh từ đang mô tả hoặc biểu thị hoặc cũng có thể xác định vị trí của vật trong phạm vi thời gian, không gian xác định.
Ví dụ: Những bông hoa, con đường ấy, ngày hôm ấy,…
Sự khác biệt giữa động từ, tính từ và danh từ là gì trong tiếng Việt?
Danh từ, động từ và tính là những thành phần quan trọng trong ngôn ngữ và giữ các chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Danh từ: Được dùng để chỉ các đối tượng cụ thể, có thể là con người, sự việc, hiện tượng,…
- Động từ: Dùng để mô tả hành động hoặc trạng thái của người, của sự vật.
- Tính từ: Dùng để mô tả về tính chất, màu sắc, đặc điểm,… của con người, hiện tượng hay sự vật.
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ danh từ là gì, tổng hợp các kiến thức về danh từ cũng như cách phân biệt chúng với các từ loại khác. Nếu bạn có thắc mắc hay đóng góp thêm cho bài viết, hãy để lại nhận xét bằng cách để lại bình luận dưới bài viết để chúng mình cùng nhau trao đổi và tiến độ hơn nhé!