Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu và phân tích kỹ thuật phát bóng cao tay, kỹ thuật chuyền bóng cao tay đúng cách, đúng kỹ thuật, giúp bạn chơi bóng chuyền tốt hơn.
Cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé.
1. Phân tích kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay đúng cách
Trong bóng chuyền, phát bóng tấn công là một động tác quan trọng. Nếu thực hiện tốt, các cầu thủ có thể tạo cho đối phương khó khăn bước 1 không tốt hoặc có thể ghi điểm trực tiếp. Đây là kỹ thuật thường thấy ở các cầu thủ bóng chuyền quốc tế, ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài cầu thủ áp dụng kỹ thuật này trong thi đấu.
Phát bóng chuyền cao tay là một kỹ thuật khó đối với những người mới học, mới chơi bóng chuyền. Nguyên nhân chủ yếu là do tay người phát bóng còn yếu và chưa nắm rõ được nguyên tắc nên khi phát bóng lực sẽ yếu không qua lưới và hay đánh hụt.
Để thực hiện kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay, các bạn thực hiện như sau:
- Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng đưa chân không thuận lên trước, chân thuận ở phía sau (khoảng cách có thể rộng bằng vai hoặc hơn vai 10- 20cm), hướng người thành 1 đường vuông góc với lưới. Đứng cách vạch cuối sân 1 khoảng cách để lấy đà bật nhảy. Khoảng cách này từ 3 – 5 bước là tốt nhất.
- Tung bóng: Tung bóng là động tác rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của động tác phát bóng tấn công. Có 2 cách chọn tung bóng là tung bóng 1 tay và tung bóng 2 tay. Cho dù là tung bóng 1 tay hay 2 tay, bạn cũng phải tung bóng ra trước mặt đủ cao để phát bóng lúc đập. Tầm tung bóng tùy vào mỗi người lựa chọn, có thể tung bóng cao hoặc tung bóng thấp. Người tung bóng cao tạo cho mình 2 tư thế riêng biệt là tung bóng quan sát rồi mới chạy đà còn người tung bóng thấp thường thực hiện động tác tung bóng và chạy đà cùng lúc.
- Chạy đà và bật nhảy: Sau khi thực hiện động tác tung bóng, bạn thực hiện chạy đà thường là 3-5 bước (thông thường là 3 bước). Ở hai bước cuối các bạn vung tay ra sau để tạo đà bật về trước.
- Đập bóng: điều chỉnh lực của bạn cho phù hợp dựa vào cách tung bóng. Đánh vào tâm quả bóng và điều chỉnh cổ tay để bóng bay theo hướng mình mong muốn.
*Lưu ý: Các bạn nên thực hiện động tác tung bóng, chạy đà và bật nhảy nhiều lần. Ở bước cuối là đập bóng, các bạn thay vì đập bóng, hãy chụp bóng lại rồi thực hiện lại động tác. Thực hiện lại động tác nhiều lần sẽ giúp bạn nhận biết tầm tung bóng, số bước đà, cách bật nhảy nào là phù hợp nhất, từ đó lực tác động khi các bạn đập bóng cũng mạnh nhất.
>>> Xem thêm các lỗi trong bóng chuyền mà người mới tập, mới chơi thường hay mắc phải.
2. Kỹ thuật bóng chuyền cao tay
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay là một kỹ thuật cơ bản nhất của động tác chuyền hai, thuần thục kỹ thuật này sẽ giúp bạn có nền tảng để thực hiện những động tác chuyền hai khó hơn như chuyền lật sau đầu, nhảy chuyền và chuyền bằng một tay.
Để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay, các bạn thực hiện như sau:
- Tư thế đứng: Tư thế chuyền bóng tốt nhất chân phải đứng rộng bằng vai, đặt một chân lên trước và đầu gối hơi chùn về trước giúp bạn dễ dàng xoay người chuyền bóng hơn.
- Cách đặt tay: Cách đặt tay là tay bạn tạo hình quả bóng để dưới phần bụng khi di chuyển. Một lỗi hay gặp của người mới chơi là vừa tạo hình tay chuyền vừa để trên khi di chuyển sẽ làm giảm tốc độ và sự chính xác. Các bạn sẽ di chuyển nhanh hơn nếu như đặt tay dưới phần bụng và đưa tay lên khi chuẩn bị đón bóng. Cổ tay không nên để thẳng mà nên để ngửa cổ tay ra sau để khi tiếp xúc bóng sẽ có thêm lực từ cổ tay. Mọi người thường nghĩ lực của chuyền hai là từ lực cổ tay nhưng thực chất lực chuyền hai kết hợp từ lực chân chùng gối, lực khủyu tay kết hợp cổ tay khi cả ba duỗi thẳng.
- Hình tay: Về hình tay, tạo thành hình trái bóng, hai ngón cái chỉ thẳng vào nhau cách nhau khoảng 5 cm (hoặc tùy kích thước tay của mỗi người mà điều chỉnh).
- Thực hiện chuyền: Xoay người theo hướng bóng và điểm đón bóng của chúng ta là ngang đường chân tóc, phần tiếp xúc là trên các đầu ngón tay (phần chúng ngón tay chúng ta để lấy dấu tay), tránh để bóng tiếp xúc lòng bàn tay (dính bóng). Sau khi tiếp xúc dùng lực của chân, khuỷu tay và cổ tay để chuyền bóng. Luyện tập thường xuyên để chúng ta có cảm giác tiếp xúc hết cả trên 10 đầu ngón tay, để thuận lợi hơn cho chúng ta việc điều phối bóng.
>>> Xem ngay báo cáo nghiên cứu khoa học về việc đánh bóng chuyền giảm bao nhiêu calo?
3. Một số lỗi thường gặp khi phát bóng chuyền
Các lỗi sau đây bị phạt đổi phát bóng kể cả khi đối phương sai vị trí:
- Người phát bóng: Sai trật tự xoay vòng hoặc không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng.
- Lỗi sau khi đánh phát bóng: Sau khi bóng được đánh đi đúng động tác, quả phát đó phạm lỗi (trừ trường hợp cầu thủ đứng sai vị trí khi phát bóng) nếu bóng phát đi chạm cầu thủ của đội phát bóng hoặc không qua mặt phẳng thẳng đứng của không gian bóng qua trên lưới hoặc bóng ra ngoài sân hoặc bóng phát đi bay qua trên hàng rào che của cá nhân hay tập thể của đội phát bóng.
- Lỗi phát bóng và lỗi sai vị trí: Nếu cùng lúc cầu thủ phát bóng phạm lỗi phát bóng (không đúng động tác, sai trật tự xoay vòng v.v. . .) và đội đối phương sai vị trí thì phạt lỗi phát bóng hỏng. Nếu phát bóng đúng nhưng sau đó quả phát bóng bị hỏng (không tính làm hàng rào che…) mà đối phương lại sai vị trí, thì phạt lỗi sai vị trí của đội đối phương vì lỗi này xảy ra trước.
>>> Xem thêm Bóng chuyền có mấy loại và các đặc điểm của chúng.
4. Tổng kết
Trên đây là phân tích kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay, kỹ thuật chuyền bóng cao tay đúng cách, đúng kỹ thuật. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn và giúp các bạn chơi bóng chuyền tốt hơn.
Nếu bạn có nhu cầu mua trụ bóng chuyền, ghế trọng tài bóng chuyền và các dụng cụ bóng chuyền khác chất lượng tốt, giá rẻ hãy đến Đông Á Sport để lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá bán tốt nhất.
Hotline hỗ trợ 24/7: 0976.066.222
Địa chỉ cửa hàng:
- 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.