Contents
- 1 1. Do đường truyền internet từ nhà cung cấp gặp vấn đề
- 2 2. Wifi chập chờn do các thiết bị kết nối wifi (dây mạng, nguồn điện…)
- 3 3. Wifi chập chờn do lắp đặt thiết bị chưa hợp lý
- 4 4. Nguyên nhân khiến wifi chập chờn do hết băng thông
- 5 5. Hiện tượng wifi chập chờn do bị trùng kênh sóng
- 6 6. Có quá nhiều người biết mật khẩu wifi nhà bạn
- 7 7. Nguyên nhân wifi chập chờn do bộ phát wifi bị nóng
- 8 8. Nguyên nhân modem wifi chập chờn do bộ phát wifi bị lỗi card, bị hỏng hóc
- 9 9. Wifi chập chờn do lỗi từ thiết bị kết nối
1. Do đường truyền internet từ nhà cung cấp gặp vấn đề
Nhà mạng cung cấp gặp sự cố, lỗi hệ thống, bị đứt dây cáp quang do va quệt bên ngoài đường hay đứt cáp quang biển AAG, cháy hộp cáp tín hiệu… có thể làm cho đường truyền internet bị ảnh hưởng dẫn tới wifi chập chờn. Để khắc phục hiện tượng này, bạn cần gọi điện tới tổng đài báo hỏng của nhà cung cấp mạng để được hỗ trợ kiểm tra, khắc phục sự cố. Ví dụ nếu bạn sử dụng cáp quang của Viettel, bạn có thể gọi tới số tổng đài 1800 8119 hoặc 1899 8198. Trường hợp sửa chữa rồi mà wifi vẫn chập chờn thì có thể là do hạ tầng khu vực của nhà mạng này ở chỗ bạn không tốt. Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên đổi nhà cung cấp dịch vụ mạng khác.
2. Wifi chập chờn do các thiết bị kết nối wifi (dây mạng, nguồn điện…)
Nguyên nhân thứ hai khiến cho wifi chập chờn có thể đến từ các thiết bị kết nối wifi như nguồn điện, dây mạng…
2.1. Do nguồn điện cung cấp cho thiết bị phát wifi không đủ
Nguyên nhân của hiện tượng wifi chập chờn có thể là do nguồn điện bị sụt áp, làm cho bộ phát wifi cũng bị ảnh hưởng theo và chạy không ổn định. Để xử lý trường hợp này, bạn chỉ cần mua một cục adapter gắn vào để kiểm tra tình trạng xem có bình thường không.
2.2. Do các kết nối giữa modem và đầu dây mạng bị lỏng hoặc đứt
Nguyên nhân có thể là do switch bị lỗi làm mạng wifi chậm, chập chờn. Bên cạnh đó, dây LAN/dây cáp quang bị oxy hóa, đứt gãy hay jack cắm bị tuột đều có thể làm mất tín hiệu mạng. Để xử lý tình trạng này, bạn nên kiểm tra lại tất cả các kết nối giữa modem và dây mạng. Tiếp theo đó, bạn cần cắm lại jack cắm nếu bị tuột. Sau cùng, bạn liên hệ với bộ phận hỗ trợ của nhà cung cấp nếu dây mạng bị đứt để được hỗ trợ khắc phục. Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem switch có bị lỗi không (hãy cắm dây mạng trực tiếp vào modem). Nếu switch bị lỗi, bạn sẽ tiến hành sửa hoặc mua thiết bị khác.
Cần kiểm tra và cắm lại dây mạng nếu chẳng may bị tuột ảnh hưởng đến khả năng phát sóng của cục wifi.
3. Wifi chập chờn do lắp đặt thiết bị chưa hợp lý
Wifi hoạt động dựa trên sóng vô tuyến không dây, mà sóng wifi phát ra hình cầu. Do đó, cục wifi chỉ cho phép người dùng truy cập mạng internet trong một khoảng cách nhất định. Chưa kể, nếu bạn lắp đặt modem tại vị trí không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng tới sóng wifi không ổn định như đặt cục phát wifi đặt quá xa so với thiết bị kết nối hoặc gặp nhiều vật cản (kính, tường bê tông, phòng kín, góc nhà…). Ngoài ra, nếu bạn đặt modem cạnh các thiết bị chứa nhiều sóng điện từ (tủ lạnh, tivi, lò vi sóng…) hoặc vật kim loại, hướng anten không đúng hướng sử dụng cũng làm wifi chập chờn. Với trường hợp này, có thể áp dụng một vài cách xử lý sau:
Cách xử lý Chi tiết Đứng gần router/access point Việc rút ngắn khoảng cách giữa bộ phát wifi và thiết bị sẽ giúp thiết bị bắt sóng wifi tốt hơn. Điều chỉnh anten đúng hướng Hướng anten của router phù hợp giúp phủ tín hiệu wifi mạnh nhất là hướng thẳng lên trời. Tăng độ rộng kênh băng thông Wireless Router từ 20MHz tăng lên 40MHz hoặc 80MHz, 160MHz Trên băng tần 2.4G bạn có thể tăng lên tối đa 40MHz,còn băng tần 5G bạn có thể tăng lên 80Mhz. Bố trí lại thiết bị phát wifi đúng Bạn nên đặt cục phát wifi tại trung tâm căn nhà hoặc phòng có mật độ sử dụng nhiều nhất, ở vị trí cao, thoáng, ít vận cản, ở. Đồng thời, bạn tránh đặt modem gần các thiết bị điện tử chứa nhiều sóng điện từ hay vật liệu kim loại. Lắp thêm access point Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hiện tại, số lượng thiết bị và kiến trúc không gian, bạn có thể cân nhắc mua router có khả năng xuyên tường, lắp thêm các access point hay thiết kế hệ thống wifi mesh tại khu vực sóng chập chờn.
Lắp thêm wifi mesh sẽ giúp tăng khả năng phát sóng wifi cả về phạm vi lẫn tốc độ mà chi phí lại rất phải chăng.
4. Nguyên nhân khiến wifi chập chờn do hết băng thông
Nếu bạn đã đặt bộ phát sóng wifi gần thiết bị kết nối nhưng wifi vẫn chậm thì có thể là do wifi đã hết băng thông. Trường hợp hết băng thông xảy ra là do vượt quá số lượng người truy cập, quá tải thiết bị hoặc có người đang chiếm dụng băng thông… Bạn hãy giảm thiểu thiết bị kết nối, chuyển một số thiết bị sang kết nối mạng dây và tắt kết nối mạng khi không sử dụng internet trên thiết bị. Nếu mạng vẫn chậm thì đã đến lúc gia đình bạn nên chuyển sang gói cước Internet cao hơn. Với nhà mạng Viettel, bạn có thể tham khảo các gói SuperNet Home Wifi mới nhất 2021 tốc độ cao từ 100Mbps đến 250Mbps, đặc biệt còn được tặng kèm modem wifi 2 băng tần và thiết bị wifi mesh của Viettel.
5. Hiện tượng wifi chập chờn do bị trùng kênh sóng
Nếu có quá nhiều bộ phát sóng xung quanh thì khu vực nhà bạn dễ xảy ra hiện tượng trùng kênh sóng. Hiện tượng trùng kênh sóng làm cho tín hiệu bị giao thoa, từ đó gây nên hiện tượng wifi chập chờn. Khi đó, bạn có thể tham khảo cách xử lý theo 1 trong 2 cách sau: Cách 1 là bạn chuyển đổi thiết bị phát wifi 2 băng tần, có khả năng tự động kiểm tra kênh sóng của những bộ phát wifi xung quanh và phát ra một kênh riêng để tăng khả năng phát sóng. Vì thế, các thiết bị kết nối với cục wifi 2 băng tần có sóng tốt hơn. Cách 2 là bạn sử dụng tiện ích kiểm tra wifi – wifi analyzer để biết kênh phát wifi của nhà xung quanh rồi chọn kênh phát riêng.
6. Có quá nhiều người biết mật khẩu wifi nhà bạn
Nếu có quá nhiều người biết mật khẩu wifi nhà bạn, có thể họ sẽ cùng truy cập trái phép. Lúc này, đường truyền internet của bạn bị chia sẻ nhiều mà năng lực cấp tín hiệu của modem wifi chỉ có hạn. Vì thế, modem wifi bị quá tải dẫn đến tình trạng nghẽn mạng, lag, yếu và chập chờn. Hình ảnh wifi hiển thị trên laptop là lỗi chấm than limited access.
Bạn cần hạn chế chia sẻ wifi, mỗi gói internet gia đình chỉ nên để tối đa 8 – 10 thiết bị truy cập cùng một lúc. Nếu đã chia sẻ mật khẩu wifi cho nhiều người biết, bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật của nhà mạng đổi mật khẩu hoặc tự mình thực hiện. Trường hợp muốn nhiều nhà dùng chung, bạn có thể mua thêm/nâng cấp mạng internet lên đường truyền tối đa.
Nhiều người truy cập cùng một mạng wifi gây ra tình trạng quá tải, mất sóng và hiển thị bằng dấu chấm than ở biểu tượng mạng.
7. Nguyên nhân wifi chập chờn do bộ phát wifi bị nóng
Nguyên nhân wifi chập chờn là do modem/router sử dụng lâu với cường độ lớn nên bị nóng hoặc thiết bị không tốt nên nhanh nóng. Bộ phát wifi bị nóng ảnh hưởng đến chip và chất lượng phát sóng điện từ. Điều này làm thiết bị kết nối vào chậm, không ổn định, đường truyền chập chờn. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy áp dụng cách xử lý sau:
- Khởi động lại thiết bị phát wifi: Bạn hãy ngắt kết nối wifi trên tất cả các thiết bị đang sử dụng. Tiếp theo, bạn tắt bộ phát wifi đi rồi đợi khoảng 10 giây – 3 phút thì bật lên, khởi động lại. Điều này sẽ giúp bộ phát wifi giải phóng bộ nhớ, cập nhật những thay đổi mới của nhà mạng. Sau khi khởi động lại, bộ phát wifi sẽ cấp phát lại IP cho các thiết bị nên khả năng kết nối sẽ tốt hơn. Lưu ý: Không reset wifi vì reset wifi sẽ làm bạn phải cấu hình lại mạng internet.
- Làm mát cục phát wifi: Bạn hãy tắt modem và để nghỉ khoảng 20 phút cho mát rồi bật lên sử dụng lại. Bạn có thể vệ sinh các khe tản nhiệt của cục phát wifi bằng cọ hoặc máy xịt bụi và để nơi thông thoáng, đảm bảo khoảng trống giúp thiết bị tản nhiệt tốt hơn.
8. Nguyên nhân modem wifi chập chờn do bộ phát wifi bị lỗi card, bị hỏng hóc
Bộ phát wifi được sử dụng vượt quá công suất sẽ xảy ra xung đột. Khi sử dụng lâu ngày sẽ bị hao mòn chất lượng, có thể bị lỗi card, hỏng hóc, modem phát wifi yếu hoặc không phát được. Nếu bộ phát nhà mạng đã quá cũ có có hiện tượng bị hỏng hóc, bạn hãy liên hệ tới tổng đài báo lỗi để được sửa chữa và thay thế. Với bộ phát wifi mua bên ngoài bị hỏng hóc, bạn hãy đem đi bảo hành, sửa chữa hoặc nâng cấp thiết bị mới.
Để biết thêm hiện tượng bộ phát wifi bị chập chờn, bạn có thể tham khảo tại đây (chèn link bài modem wifi chập chờn bài 16)
9. Wifi chập chờn do lỗi từ thiết bị kết nối
Bên cạnh các lỗi đến từ bộ phát wifi thì nhiều khi wifi chập chờn là do thiết bị kết nối bị lỗi.
9.1. Lỗi wifi chập chờn trên điện thoại
Điện thoại của bạn bắt sóng wifi chập chờn có thể là do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân Chi tiết cách xử lý Xung đột các phần mềm ứng dụng trên thiết bị khiến việc bắt sóng wifi chập chờn Bạn hãy khởi động lại nguồn điện thoại. Kết nối chế độ thông minh Khi bật chế độ này, điện thoại sẽ tự động kết nối với bộ phát wifi có khả năng phát sóng mạnh hơn dù không có mật khẩu (bộ wifi phát hành thẻ) hoặc 3G gây ra hiện tượng mất mạng tạm thời. Lúc này, bạn chỉ cần tắt chế độ kết nối thông minh là được. Kích hoạt chế độ tiết kiệm pin Khi để chế độ tiết kiệm pin, điện thoại sẽ tự động tắt và vô hiệu hóa những chức năng không quan trọng để hạn chế sự tiêu hao pin. Vì thế, bạn chỉ cần tắt chế độ tiết kiệm pin trên điện thoại là máy có thể bắt wifi như bình thường. Do ốp lưng Ốp lưng cũng có thể là vật gây cản trở sóng truyền từ cục phát wifi đến điện thoại nếu quá dày hoặc bằng kim loại. Với trường hợp này, bạn chỉ cần bỏ ốp lưng ra. Anten trên smartphone hỏng, bắt sóng wifi chập chờn Trường hợp này bạn cần sửa lại anten của điện thoại.
9.2. Lỗi wifi chập chờn trên laptop
Các nguyên nhân có thể làm laptop của bạn bị lỗi wifi: Bộ nhớ lưu trữ đầy cũng làm mạng wifi chập chờn, nếu gặp phải trường hợp này, hãy thường xuyên xóa bộ nhớ bằng cách lần lượt vào các mục: Tools -> Safety -> Delete browsing history -> Cookies -> Delete. Bên cạnh đó, wifi trên laptop chập chờn cũng có thể do bị nhiễm virus quá nặng, giải pháp trong trường hợp này là bạn hãy cài phần mềm diệt virus như BKAV, Antivirus, Kaspersky… hoặc bạn có thể cài lại Windows để loại bỏ cả virus trên máy tính. Ngoài ra, laptop không vào mạng có thể do cấu hình DNS lỗi, driver trên laptop cũ hoặc không tương thích.
9.3. Lỗi wifi chập chờn trên tivi
Trường hợp wifi trên tivi chập chờn có thể do cường độ tín hiệu wifi yếu hoặc do tivi quá gần bộ phát (1m). Bạn cần khắc phục bằng cách để bộ phát wifi xa hơn một đoạn hoặc ngắt bớt các thiết bị kết nối wifi với bộ phát wifi để tivi bắt mạng tốt hơn. Ngoài ra bạn nên đặt ra các thiết bị không dây như lò vi sóng, điện thoại không dây, thiết bị bluetooth… cách xa tivi để đảm bảo tivi bắt sóng wifi liền mạch.
Trên đây là 9 nguyên nhân wifi chập chờn và cách khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thiết bị Home Wifi để tăng cường khả năng phát sóng wifi cho căn nhà của mình. Đặc biệt, khi đăng ký gói cước SuperNet, khách hàng sẽ được trang bị thiết bị Home Wifi với nhiều lợi ích như: tốc độ internet cao và ổn định, phủ sóng toàn bộ ngôi nhà, không bị gián đoạn khi dùng mạng, chặn người dùng trái phép với một lần chạm… Bạn hãy gọi ngay tới hotline 18008168 để được tư vấn miễn phí.