Updated: 04/09/2021 by ISO QUỐC TẾ
ISO 9001 là gì làm thế nào để anh chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc của anh chị. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào thực tế. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Cần lưu ý những gì khi thực hiện?
Quảng Cáo
>>> Xem thêm
♦ Những thay đổi về nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 9001:2015
♦ Nguyên tắc soạn thảo quy trình tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000
Quảng Cáo
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là gì làm thế nào để anh/chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc của anh chị? Tiêu chuẩn chứng nhận ISO là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO – International Organization for Standardization ban hành.
Đây là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt về quy mô, loại hình và sản phẩm cung ứng tới khách hàng. Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi tổ chức muốn chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm ổn định để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định thích hợp.
Tiêu chuẩn ISO 9001 được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Ngoài việc được sử dụng như một tiêu chuẩn áp dụng trực tiếp vào hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thi tiêu chuẩn này còn được dùng với mục đích đánh giá chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng.
Phiên bản ISO 9001 hiện hành
Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001 chính thức ban hành phiên bản đầu tiên vào năm 1987. Phiên bản này thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cùng với tiêu chuẩn ISO 9002 và tiêu chuẩn ISO 9003.
Phiên bản đầu tiên ISO 9001:1987 về Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/ triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật chính thức bị thay thế bởi phiên bản ISO 9001:1994 ra mắt vào năm 1994 với tên gọi tương tự. Sau đó 6 năm, phiên bản ISO 9001:2000 được ban hành để thay thế cho phiên bản 1994.
Từ đây tên gọi chính thức của tiêu chuẩn ISO 9001 được giữ nguyên đến hiện tại – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Năm 2008, phiên bản ISO 9001: 2008 được ban hành để thay thế cho ISO 9001:2000. phiên bản mới nhất đang có hiệu lực là tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ban hành vào tháng 9 năm 2015. Đây là tiêu chuẩn nằm trong bộ ISO 9000 bao gồm:
- Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng;
- tiêu chuẩn ISO 9000:2009 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả;
- Tiêu chuẩn 19011:2011 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
Cấu trúc và nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
ISO 9001 là gì làm thế nào để anh chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc của anh chị? Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được xây dựng dựa trên cấu trúc HLS – cấu trúc cấp cao được ứng dụng trong các tiêu chuẩn do ISO ban hành như tiêu chuẩn ISO 14001; tiêu chuẩn ISO 22000; tiêu chuẩn ISO 45001….
Việc áp dụng cấu trúc HLS giúp thống nhất thuật ngữ, cấu trúc và định nghĩa cho tất cả tiêu chuẩn mà ISO ban hành. Đồng thời các tiêu chuẩn sẽ có sự đồng nhất để có thể tích hợp dễ dàng khi áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn. Theo đó tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được chia thành 10 phần.
3 phần đầu tiên được đưa ra với mục đích giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 7 phần còn lại tương ứng với 7 điều khoản từ điều khoản thứ 4 đến điều khoản thứ 10 được xây dựng theo chu trình PDCA – Plan Do Check Act. Chu trình này tạo thành một vòng tuần hoàn trong đó hệ thống quản lý chất lượng đóng vai trò kiểm soát toàn bộ.
Nội dung các điều khoản mà tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra nhằm quy định về các yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình nhằm đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001:2015. Mỗi điều khoản sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể, chi tiết cho từng vấn đề như bối cảnh của tổ chức, yêu cầu về sự lãnh đạo, yêu cầu trong quá trình hoạch định…
Phân bổ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 theo chu trình PDCA
Chu trình PDCA xây dựng trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Theo đó chu trình này áp dụng và phân bổ 7 điều khoản về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong tiêu chuẩn ISO 9001 theo thứ tự như sau:
- Plan – lập kế hoạch cho những chu trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
Plan bao gồm 4 điều khoản từ điều khoản thứ 4 đến điều khoản thứ 7 lần lượt là Bối cảnh của tổ chức; Sự lãnh đạo; Hoạch định; Hỗ trợ.trong đó điều khoản về sự lãnh đạo sẽ đóng vai trò trung tâm quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn này.
- Do – Triển khai kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã được đề ra bao gồm điều khoản thứ 8 – Vận hành.
Điều khoản này bao gồm các nội dung chính về hoạch định và kiểm soát vận hành; các yêu cầu cho sản phẩm và dịch vụ; thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ; kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ thuê ngoài; sản xuất và cung cấp dịch vụ; thông qua sản phẩm và dịch vụ; kiểm soát đầu ra không phù hợp.
- Check – Tiến hành đánh giá kiểm tra và xác minh mức độ hoàn thành mục tiêu của kế hoạch đã triển khai
Check bao gồm điều khoản thứ 9 – Đánh giá hoạt động. Điều khoản 9 bao gồm theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá; đánh giá nội bộ; xem xét của lãnh đạo.
- Act – Thực hiện hành động khắc phục để cải tiến kế hoạch nhằm đảm bảo hiệu suất như mong muốn
Act bao gồm điều khoản cuối cùng – Điều khoản 10 – Cải tiến. Điều khoản này bao gồm tổng quan; sự không phù hợp và hành động khắc phục; cải tiến liên tục.
Tiêu chuẩn ISO 9001 và lợi ích với người thực hiện
ISO 9001 là gì làm thế nào để anh chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc của anh chị? Tiêu chuẩn ISO 9001 được đánh giá là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. việc áp dụng tiêu chuẩn này đem đến lợi ích thiết thực cho người thực hiện.
Đối với doanh nghiệp việc áp dụng tiêu chuẩn ISO giúp đảm bảo kết quả triển khai đúng như dự kiến, ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn từ rủi ro. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng của mình để hoàn thiện hơn công tác tổ chức, sản xuất và kinh doanh.
Bản thân công nhân viên tham gia vào quá trình triển khai tiêu chuẩn ISO 9001 có thể nâng cao được nhận thức, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học. Không chỉ đem đến lợi ích cho doanh nghiệp, tiêu chuẩn này còn còn hỗ trợ cho những người hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận.
Tiêu chuẩn ISO 9001 khi được triển khai hiệu quả sẽ được cấp chứng nhận. Doanh nghiệp có thể thông qua đó để nâng cao uy tín với khách hàng. Khách hàng, đối tác có thể yên tâm hơn với doanh nghiệp mà mình định hợp tác. Các cơ quan chứng nhận và quản lý cũng dễ dàng hơn trong hoạt động thanh tra kiểm tra với các doanh nghiệp triển khai tiêu chuẩn ISO 9001.
Quý vị muốn biết chi tiết cách thức triển khai tiêu chuẩn ISO 9001? Quý vị muốn tìm hiểu thủ tục cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015? Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0986.81.6789 – 0988.35.9999 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn dịch vụ nhé!