Bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc, đặc điểm, hình dạng, quá trình phát triển, vai trò của cây lúa .
Contents
Dàn ý thuyết minh về cây lúa
Để viết Bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn trước tiên cần phải lập dàn ý cho bài viết, cụ thể như sau:
– Mở bài: Gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam là hình ảnh đồng lúa bao la, trải dài bát ngát. Cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp.
– Thân bài:
+ Nguồn gốc: Xuất phát từ cây lúa dại và được người dân đưa vào trồng trọt khoảng hơn vạn năm trước.
+ Chủng loại: Lúa tại Việt Nam có hai loại chính: Lúa nếp và lúa tẻ.
Lúa nếp: Lúa có hạt thóc ngắn thuôn dài hơn lúa tẻ, thường dùng để nấu xôi, rượu, bánh chưng,…
Lúa tẻ: Lúa có hạt thóc khá nhỏ, dùng làm lương thực chính trong các bữa ăn
+ Đặc điểm: Lúa là cây thân cỏ, có thể đạt tới chiều cao tối đa khoảng 2m; Rễ chùm; Màu lá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, lá dẹp, dài; Hoa lúa màu trắng, có nhụy và nhị hoa nên có thể tự thụ phấn thành các hạt thóc nhỏ.
+ Quá trình phát triển: Người nông dân gieo mạ vào khoảng đầu xuân, gần tết; Trước khi trồng tại ruộng thì mạ được gieo ở một khu đất riêng, mạ được ủ tại đó khoảng 3, 4 tuần để phát triển thành cây con.
Người nông dân nhổ mạ và bắt đầu cấy lúa tại ruộng; Từ mạ thành cây con được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng; Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Mạ ra hoa trắng, hoa lúa trổ bông tạo thành các hạt thóc được bao bọc một lớp vỏ xanh bên ngoài.
Thời kỳ lúa chính là khi những hạt lúa xanh dần chuyển màu vàng nhạt, cây trĩu xuống, lá đầy ngọn ngả dần về màu vàng.
+ Giá trị
Giá trị sử dụng: Lúa là lương thực của người dân, là thành phần của nhiều thực phẩm, món ăn hàng ngày như bún, phở, bột mỳ, bột nếp,….; Là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa.
Giá trị tinh thần: Gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam; Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới.
– Kết bài: Lúa chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân; Dù qua nhiều thập kỷ nhưng vị trí cây lúa không hề thay đổi.
Mẫu bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn
Khi viết bài văn thuyết minh về cây lúa nước có thể tham khảo Bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn dưới đây:
Mẫu bài viết 1:
Đến với những vùng thôn quê Việt Nam, không thể không kể đến hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, trải rộng mênh mông, những cây lúa rung rinh trước gió dưới chiều tà cho con người cảm giác bình yên, tự tại. Có thể nói, cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người nông dân và cho xã hội.
Giống lúa tại Việt Nam ngày nay xuất phát từ một loại lúa dại có từ hàng vạn năm trước có thân và hạt nhỏ trải qua nhiều quá trình tiến hóa, lai tạo giống mà từ một loại lúa dại đơn giản hiện đã có hàng chục giống lúa khác.
Lúa tại Việt Nam có rất nhiều giống khác nhau nhưng có thể phân loại theo hai nhóm chính là lúa nếp và lúa tẻ.
Lúa nếp có nhiều giống, tiêu biểu như lúa nếp cái hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng hơn mét, chịu được khí hậu khắc nghiệt, năng suất ra hạt tầm trung, người dân thường dùng lúa nếp để nấu rượu nếp, xay bột nếp, nấu sôi, là nguyên liệu làm bánh chưng.
Với nhóm lúa tẻ nổi tiếng với lúa Nàng Hương, có chiều cao lên tới khoảng 3, 4 m, hạt nhỏ, dẻo, người dân dùng gạo tẻ để nấu cơm ăn theo bữa, nấu cháo, làm bún, phở.
Cây lúa mang lại cho người nông dân và cho xã hội nhiều giá trị đặc sắc, to lớn. Về mặt giá trị sử dụng, lúa được đưa vào sản xuất, xuất khẩu ra thế giới, là một nguồn lợi nhuận của người nông dân, lúa còn là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân. Hạt gạo được đưa vào chế biến phở, bún, bột mỳ.
Về giá trị tinh thần, lúa giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, gắn bó với người dân hàng vạn năm qua.
Như vậy, lúa dù trải qua bao thập kỷ hay bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ một vị trí và vai trò quan trọng không hề thay đổi. Hiện nay, diện tích trồng lúa dần bị thu hẹp, công nghiệp hóa đã để lại hậu quả lũ lội quanh năm tuy thời thế thay đổi nhưng giá trị mà lúa mang lại vẫn vẹn nguyên.
Mẫu bài viết 2:
Việt Nam với vị trí địa lý gần biển có hệ thống sông ngòi dày đặc và đất phù sa màu mỡ, nông nghiệp lúa nước là ngành nghề chính, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Cây lúa nước đã gắn bó với nhân dân ta từ rất lâu đời, trở thành nguồn thu nhập chính của người nông dân.
Cây lúa nước là loại cây sống trong môi trường nước ngọt, nhiều phù sa bồi đắp, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cây lúa có đường kính từ 2 – 3cm, cao từ 60 – 80cm.
Thân lúa chia làm ba bộ phận chính: rễ cây, thân cây và và ngọn. Rễ cây là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ đất, thân cây với chức năng vận chuyển, trao đổi chất để đưa tới ngọn cây. Từ ngọn cây sẽ nảy mầm thành những hạt lúa.
Hạt lúa trổ sẽ có màu vàng, gọi là hạt thóc bên ngoài là lớp vỏ trấu cứng, tiếp theo là lớp màng mỏng bảo vệ hạt gạo, gọi là cám gạo, bên trong cùng là hạt gạo trắng ngần.
Khi hạt lúa chín đủ độ, người ta gặt cả cây lúa ngoài đồng, mang về tuốt lấy hạt, trải qua quá trình xay xát, phơi nắng để trở thành hạt gạo hoàn chỉnh. Vụ mùa lúa ở Việt Nam có hai mùa chính: Đông – xuân và hè – thu.
Khi đến mùa, người nông dân bắt đầu làm đất, cày xới xới cho đất trở nên tơi xốp, dẫn nước nguồn vào ruộng lúa để trữ nước cho sự phát triển của cây, nhổ cỏ dại, gốc rạ còn tồn đọng từ mùa lúa trước.
Nước là một trong những yếu tốt quan trọng nhất trong việc gieo trồng lúa. Sau khi gieo mạ, lứa mạ xanh sẽ đâm chồi. Cây lúa cho hạt gạo, nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam.
Để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều những loại gạo khác nhau, những giống lúa được nuôi trồng, lai tạo khác nhau. Từ hạt gạo, chúng ta có thể nấu thành cơm, xay bột gạo làm ra những loại bánh cổ truyền. Hạt gạo cũng là nguyên liệu để tạo ra bánh đa, phở, bún,…
Cây lúa có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh cây lúa gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Giữa nền cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cây lúa vẫn đã và đang là nguồn kinh tế trọng điểm của đất nước, tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân trong nước.
Mẫu bài viết 3:
Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu.
Lúa thuộc loài thân thảo, thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây.
Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong.
Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gạo chắc mẩy…
Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau.
Cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dực vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần.