Contents
- 0.1 1. Sa bụng bầu
- 0.2 2. Đau xương chậu
- 0.3 BẠN QUAN TÂM
- 0.4 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 0.5 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 0.6 3. Cân nặng khi mang thai tuần 36
- 1 Mẹ bầu mang thai 36 tuần cần lưu ý điều gì?
- 2 Xét nghiệm khi mang thai 36 tuần
1. Sa bụng bầu
Thai nhi 36 tuần sẽ bắt đầu di chuyển xuống phía khung xương chậu của mẹ. Quá trình này gọi là sa bụng bầu và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh, nếu mẹ mang thai lần đầu. Nếu mẹ đã sinh em bé trước đó, thì có lẽ nó sẽ không xảy ra cho tới khi chuyển dạ.
2. Đau xương chậu
Đến tuần thai 36, khi bé di chuyển xuống, mẹ sẽ thấy tăng áp lực ở bụng dưới. Điều này có thể làm cho việc đi bộ ngày càng khó chịu và có thể mẹ phải đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn. Nếu bé nằm ở vị trí thấp, mẹ có thể cảm thấy rất nhiều áp lực cũng như khó chịu ở khu vực xương chậu và âm đạo.
3. Cân nặng khi mang thai tuần 36
Đối với hầu hết các bà mẹ mang thai, tuần 36 là giai đoạn cuối của thai kỳ và đồng nghĩa với giai đoạn kết thúc tăng cân. Bạn có thể thấy cân nặng của mình không tăng mà còn có thể giảm xuống trong vài tuần tới. Vì thế bạn không nên lo lắng, bé yêu chẳng hề sút cân đi tí nào đâu!
Trong thực tế, khi mang thai đến tuần thứ 36, việc giữ nguyên trọng lượng (hoặc giảm xuống) là một trong những cách mà cơ thể của mẹ sẵn sàng cho việc sinh nở. Lượng nước ối và việc ruột của mẹ lỏng ra khi sắp chuyển dạ cũng có thể làm trọng lượng của mẹ giảm xuống.
Mẹ bầu mang thai 36 tuần cần lưu ý điều gì?
Mẹ có thể trải qua các cơn co thắt giả thường xuyên hơn từ bây giờ nên hãy tìm hiểu kỹ dấu hiệu sắp sinh. Nếu xuất hiện các cơn co thắt kéo dài mỗi năm phút một lần trong suốt một giờ, mỗi lần thường kéo dài khoảng một phút thì mẹ nên đến bệnh viện ngay.
- Thai nhi 36 tuần khá lớn và có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ Giải pháp cho vấn đề này là mẹ nên có nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì chỉ ăn ba bữa chính.
- Thai nhi 36 tuần đạp nhiều, đạp mạnh hơn là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu thấy thai nhi giảm hoạt động hoặc nghĩ rằng mẹ đang bị rò rỉ nước ối, bị chảy máu âm đạo, sốt, hoặc bạn cảm thấy nhức đầu dữ dội, dai dẳng, đau bụng liên tục hoặc bị hoa mắt.
- Giai đoạn này mẹ cũng thường xuyên trải qua chứng mất ngủ, khó chịu. Vì vậy, hãy thư giãn hết mức có thể và nên đầu tư vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm khắc phục những vấn đề trên.
Xét nghiệm khi mang thai 36 tuần
Trong giai đoạn thai kỳ 36 tuần, mẹ sẽ dành nhiều thời gian để quan sát sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Những lần khám này sẽ có rất nhiều điều thú vị: các bác sĩ sẽ ước tính được cả về thời gian bé sẽ chào đời. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, bà bầu sẽ có những bài kiểm tra, xét nghiệm sau:
- Đo cân nặng. Mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ thai 36 tuần cân nặng bao nhiêu để đối chiếu
- Đo huyết áp (huyết áp của mẹ có thể cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
- Đo đường và đạm trong nước tiểu
- Kiểm tra tay, chân xem có các triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
- Kiểm tra bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở và mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
- Đo chiều cao của đáy tử cung
- Đo nhịp tim thai nhi
- Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng từ bên ngoài. Bạn sẽ biết được kích thước, hướng quay đầu và vị trí nằm của bé.
Nếu mẹ có bất kỳ vấn đề hoặc câu hỏi nào, đặc biệt là những điều liên quan đến sinh nở, bao gồm cả tần suất và thời gian kéo dài của cơn co thắt giả và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường, hãy đi khám và xin ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để được giúp đỡ kịp thời.