Lũy kế là gì?Lũy kế giá trị thanh toán được hiểu như thế nào? Cùng FATO tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Contents
Khái quát về lũy kế là gì?
Lũy kế (Cummulative) là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ, số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau.Có thể hiểu rằng lũy kế thể hiện các số liệu được tổng hợp lại sau đó số liệu này sẽ được sử dụng để thực hiện tính toán cho phần hạch toán của kỳ tiếp theo.
Công thức tính lũy kế
Lũy kế được tính theo công thức sau:
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế cá tháng trước
Bài toán ví dụ:
Số nợ tháng 1 là 3 triệu
Số nợ tháng 2 là 5 triệu
Nếu số nợ tháng 1 chưa được trả thì sẽ được cộng luỹ tiến vào tháng 2.
3 triệu (số nợ tháng 1) + 5 triệu (số nợ tháng 2) = 8 triệu (số nợ tổng 2 tháng)
Vậy số nợ tổng cho đến tháng 2 sẽ là 8 triệu.
Lũy kế giá trị thanh toán là gì?
– Luỹ kế giá trị thanh toán là khoản tiền bao gồm 2 phần là lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.
Lũy kế thanh toán tạm ứng = Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này
Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành = Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này
⇒ Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành
Khấu hao luỹ kế và lỗ lũy kế
Khấu hao lũy kế là gì?
Khấu hao lũy kế là thuật ngữ liên quan đến lũy kế. Vậy khái niệm về khấu hao lũy kế là gì?
Khấu hao: là việc doanh nghiệp tiến hành thu hồi dần các giá trị tài sản cố định đã đầu tư.
Khấu hao lũy kế: là tổng các khấu hao trong từng năm, sau đó tính tổng khấu hao của các năm khác cộng dồn lại cho tới khi được thanh toán.
Lỗ lũy kế là gì?
Thuật ngữ lỗ lũy kế là sự suy giảm về tài sản so với ban đầu. Giá trị này đã được ghi rõ ràng trên sổ sách, phần lỗ lũy kế sẽ là phần giá trị bị thiếu hụt nhiều hơn so với các giá trị được thu hồi của thực tế đối với tài sản đó. Như vậy, khi có sự suy giảm giá trị tài sản, ta cần ghi nhận một khoản lỗ lũy kế.
Ví dụ:
Khi doanh nghiệp mua thiết bị máy móc với hạn sử dụng là 10 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ sử dụng được 6 năm thì thiết bị không hoạt động được nữa. Như vậy, thiết bị này đã hết hạn sử dụng trước 4 năm so với thời gian dự tính => Một khoản lỗ lũy kế đã tồn tại.
Công thức tính lỗ lũy kế
Lỗ lũy kế = Giá trị trên sổ của CGU – Giá trị thu hồi của CGU
Trong đó: CGU là một khối đơn vị sinh ra tiền
Khi xuất hiện khoản lỗ lũy kế, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành hạch toán đối với các khoản lỗ lũy kế này.
Hạch toán các khoản lỗ lũy kế:
- Trong một mô hình giá gốc được áp dụng thì lỗ lũy kế được xác định như sau:
Nợ = chi phí của lỗ lũy kế được xác định bằng lãi hoặc lỗ dựa trên số tài sản đó.
- Trong mô hình được thực thi thì lỗ lũy kế được ghi nhận như sau:
Nợ = thặng dư được đánh giá lại hoặc là nguồn vốn trên tài sản có (khi tính cần lưu ý đến chi phí khấu hao).
Chú ý: Một số trường hợp có thể đảo ngược tình thế của lỗ luỹ kế. Cụ thể, chỉ có thể đảo ngược trong trường hợp một số chỉ số làm cho lỗ luỹ kế có thể giảm và hoàn toàn nhập về lỗ lũy kế.
Bài viết này đã cung cấp thông tin đến bạn đọc kiến thức cơ bản về lũy kế và lũy kế giá trị thanh toán. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công thức tính lũy và lỗ lũy kế, áp dụng vào trong công việc hiệu quả nhất. Để được hỗ trợ và tư vấn rõ hơn về các vấn đề kế toán, hãy liên hệ ngay FATO để được giải đáp các thắc mắc bạn nhé.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Phân biệt giữa kế toán kho và thủ kho. Kế toán kho làm công việc gì?
Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp là gì?