Bảng “Tần số” các giá trị của dấu hiệu – Bài tập sách giáo khoa Toán 7 tập II
ĐỀ BÀI:
Bài 5.
Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:
Bài 6.
Kết quả điều tra về con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì ? Từ đó lập bảng “tần số”.
b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về con số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yếu thuộc vào khoảng nào ? Số gia đình đông con, tức 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu ?)
Bài 7.
Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12:
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).
Bài 8.
Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13:
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát ?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.
Bài 9.
Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi trong bảng 14:
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.
Xem thêm: Thu thập số liệu thống kê, tần số – Toán 7 lớp 7 tại đây.
LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ:
Bài 5.
Hướng dẫn:
Tần số (n) là số bạn có cùng tháng sinh lần lượt từ 1 đến 12.
Giải:
Học sinh tự làm.
Bài 6.
Hướng dẫn:
Lập bảng “tần số ’:
Dạng bảng “ngang”:
Dạng bảng “dọc”:
Giải:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là: số con của mỗi gia đình. Lập bảng “tần số’:
Cách 1: Lập bảng “ngang”:
Cách 2: Lập bảng “dọc”:
b) Nhận xét:
Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4.
Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất (17/30).
Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm 5/30 .100%= 16,6%.
Bài 7.
a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân.
Số các giá trị: 25
b) Lập bảng “tần số”:
Cách 1: Lập bảng “ngang”
Cách 2: Lập bảng “dọc”:
Nhận xét:
– Có 25 giá trị trong đó có 10 giá trị khác nhau (tuổi nghề từ 1; 2;… đến 10 năm).
– Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.
– Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.
– Giá trị có tần số lớn nhất: 4.
– Chưa kết luận được tuổi nghề của số công nhân “chụm” vào một khoảng nào.
Bài 8.
Hướng dẫn:
Rút ra nhận xét về:
– Giá trị nhỏ nhất.
– Giá trị lớn nhất.
– Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu.
Giải:
a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn.
Xạ thủ đã bắn 30 phát.
b) Bảng “tần số”:
Cách 1: Lập bảng “ngang”:
Cách 2: Lập bảng “dọc”:
Nhận xét:
– Điểm thấp nhất: 7
– Điểm cao nhất: 10
– Số điểm 8và 9 chiếm tỉ lệ cao.
Bài 9.
Hướng dẫn:
Rút ra nhận xét về:
– Giá trị nhỏ nhất.
– Giá trị lớn nhất.
– Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu.
Giải:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu: Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của mỗi học sinh.
Số các giá trị: 35.
b) Bảng “tần số”:
Cách 1: Lập bảng “ngang”:
Cách 2: Lập bảng “dọc”:
Nhận xét:
– Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút.
– Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút.
– Số học sinh giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.