Thế giới có bao nhiêu châu lục? Đây là câu hỏi dường như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời chính xác.
Theo các tài liệu khác nhau thì số châu lục trên Thế giới cũng có sự khác biệt. Có tài liệu nói có 5 châu lục, 6 châu lục, 7 châu lục. Vậy đâu mới là đáp án chính xác nhất. Tìm hiểu chi tiết hơn về các châu lục trong bài viết dưới đây.
1. Châu lục là gì?
Chậu lục là một khái niệm chỉ một vùng đất rộng lớn bao gồm các đảo và quần đảo xung quanh. Tất cả đều mang ý nghĩ về mặt lịch sử, chính trị và kinh tế. Mỗi châu lục sẽ có lục địa làm chủ chốt và mỗi châu lục cần có các đặc điểm nhận biết như sau:
- Phần địa hình cao hơn so với bề mặt nước biển
- Có thành phần vỏ Trái đất dày hơn vùng biển xung quanh.
- Có ít nhất 3 loại đá được tạo ra từ núi lửa là đá lửa, đá biến chất và trầm tích. Trải qua thời gian xâm thực cùng với nhiệt độ và áp suất sẽ khiến các loại đá này được phân loại một cách rất rõ ràng.
- Để có thể tách biệt thành lục địa thì bắt buộc châu lục đó cần phải có địa hình rộng lớn.
2. Thế giới có bao nhiêu châu lục?
Theo như cách phân chia trước đây, thì châu lục trên Thế giới có số lượng là 6. Tuy nhiên, dựa vào các tổ chức quốc tế, quy ước do Liên hợp quốc công nhận thì trên Thế giới sẽ có số lượng là 7. Như vậy, hiện nay trên thế giới có tất cả 7 Châu lục bao gồm: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương.
Cụ thể các Châu lục như sau:
Bắc Mỹ
Châu lục Bắc Mỹ có diện tích là 24.490.000km2, khí hậu tại đây ôn hòa. Ngôn ngữ chính của dân cư Bắc Mỹ chủ yếu là tiếng Anh. Một trong số quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế rất vững chắc đó là Hoa Kỳ và Canada. Toàn bộ khu vực Bắc Mỹ có sự ổn định cả về kinh tế và xã hội. Là một trong những châu lục rất phát triển.
Nam Mỹ
Diện tích của châu lục Nam Mỹ là 17.840.000km2 thuộc khí hậu nhiệt đới và hệ thống sông ngòi nhiều. Ngôn ngữ của dân cư khu vực chậu lục này là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mặc dù kinh tế của châu lục Nam Mỹ không thực sự nổi bật nhưng mà vẫn có nhiều quốc gia có nền kinh tế ổn định. Cụ thể đó là Mexico, Brazin, Argentina, Chile, Venezuela.
Có thể tách rời hai châu lục này hoặc cũng có thể gọi chung Bắc Mỹ và Nam Mỹ là Châu Mỹ. Giữa 2 châu lục này chỉ bị chia cắt bởi eo đất panama rộng không đến 50km.
Châu Á
Hiện tại theo thống kê thì Châu Á là châu lục có diện tích lớn cũng như dân số đông nhất Thế giới. Diện tích của Châu Á là 43.820.000km2. Khí hậu châu Á cũng khá đa dạng, có thể là khí hậu xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới hoặc cận nhiệt độ. Một trong những quốc gia hiện phát triển tốt nhất của châu lục này là Nhật Bản. Đây là cường quốc công nghiệp và là trung tâm kinh tế lớn thứ 3 của Thế giới.
Ngoài Nhật Bản thì khu vực Châu Á cũng có rất nhiều quốc gia phát triển khác như: Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore. Với sự vững mạnh về mọi mặt hiện tại Châu Á đang ngày một phát triển và có nhiều tiến bộ trong công nghệ.
Châu Âu
Châu Âu được tách từ khu vực lục địa Á – Âu, với diện tích là 10.180.000km2. Hiện tại Châu Âu là khu vực có 3 mặt tiếp giáp với biển với nhiều vịnh và bán đảo. Hiện khu vực châu lục Châu Âu cũng khá phát triển với dân số đông.
Châu Phi
Diện tích của Châu Phi là 30.370.000km2, điểm đặc trưng của khu vực Châu Phi đó là nhiều hoang mạc, khí hậu nóng quanh năm và nền kinh tế vẫn đang thuộc loại khá nghèo. Dân trí thấp, kết hợp với văn hóa lạc hậu. Vì thế người dân Châu Phi vẫn đang có một cuộc sống khổ cực.
Châu Nam Cực
Vị trí của Châu Nam Cực là nằm tại phía Nam của Trái Đất, diện tích rộng 13.720.000km2. Khí hậu tại đây lại quanh năm lạnh giá vì thế nơi đây không có dân cư sinh sống. Chủ yếu dành cho các nhà khoa học đến đây nghiên cứu.
Châu Đại Dương
Diện tích của khu vực Châu Đại Dương là 8.525.989km2. Mặc dù diện tích khá nhỏ nhưng số lượng dân cư tại đây lên đến hơn 40 triệu dân. Nền khí hậu đa dạng từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Với nền kinh tế phát triển, khu vực này được được đánh giá là châu lục phát triển vượt bậc hơn so với Đức, Anh hay Canada…
Bài viết đã tổng hợp cụ thể thông tin các danh sách châu lục trên Thế giới cũng như một số thông tin cụ thể về từng châu lục. Hy vọng rằng từ đây bạn sẽ có thể cung cấp thêm một số kiến thức về từng khu vực cụ thể.