Giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan về cách hoạt động, doanh thu và hiệu suất lợi nhuận cuối cùng của công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu giá vốn hàng bán là gì, cách tính và tại sao giá vốn hàng bán lại quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
Contents
1. Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả như một chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán sản phẩm. Giá vốn hàng bán được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp (gross profit) trừ đi doanh thu.
Giá vốn hàng bán được hiểu đơn giản là giá vốn để sản xuất hàng hóa bán ra của một công ty. Tùy thuộc vào loại hình công ty hoạt động mà khái niệm giá vốn cũng sẽ khác nhau.
Giá vốn hàng bán bao gồm những gì? Tùy thuộc vào doanh nghiệp, giá vốn hàng bán có thể bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý nhân sự, chi phí vận chuyển,…
Giá vốn hàng bán được tìm thấy trên báo cáo thu nhập cho một kỳ kế toán nhất định, chẳng hạn như một năm, quý hoặc tháng.
>> Tham khảo ngay: Tính toán chi phí kinh doanh nhà hàng như thế nào cho đúng?
2. Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là một số liệu quan trọng giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về số liệu báo cáo tài chính vì nó được trừ vào doanh thu để xác định lợi nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận gộp là một thước đo khả năng sinh lời để đánh giá mức độ hiệu quả của công ty trong quá trình quản lý lao động, sản xuất và kinh doanh.
Tính toán giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp nhận được một số lợi ích như sau:
-
Là cơ sở để định giá sản phẩm
-
Quản lý chi tiêu của công ty một cách chi tiết và chính xác
-
Là cơ sở để tính lợi nhuận gộp
3. Cách tính giá vốn hàng bán chi tiết trong doanh nghiệp
Có ba phương pháp tính giá vốn hàng bán mà một công ty có thể sử dụng khi ghi lại mức tồn kho đã bán trong kỳ: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau – Xuất trước (LIFO) và Phương pháp tính chi phí trung bình.
COGS = Hàng tồn kho đầu kỳ + P – Hàng tồn kho cuối kỳ (P = Mua hàng trong kỳ)
3.1 Công thức tính FIFO (nhập trước xuất trước)
Hàng hóa được mua hoặc sản xuất sớm nhất được bán trước. Vì giá có xu hướng tăng lên theo thời gian, nên một công ty sử dụng phương pháp tính FIFO sẽ bán các sản phẩm rẻ nhất của mình trước tiên. Vì khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.
Công thức tính giá vốn bán hàng FIFO (nhập trước, xuất trước)
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng 2/2022 của công ty A
-
Đầu tháng 2/2022 tồn kho 5 cái áo giá 200.000/cái
-
1/2/2022 nhập thêm 20 cái áo giá 220.000/cái
-
Ngày 15/2/2022:
– Nhập thêm 10 cái áo giá 230.000/cái
– Xuất 20 cái áo
- Ngày 27/2/2022 xuất 10 cái áo
=> Áp dụng công thức tính FIFO:
-
Ngày 15/2/2022 xuất kho 5 x 200.000 + 15 x 220.000 = 4.300.000
-
Ngày 27/2/2022 xuất kho 5 x 220.000 + 5 x 230.000 = 2.250.000
3.2 Công thức tính LIFO (nhập sau xuất trước)
Hàng hóa mới nhất thêm vào kho sẽ được bán trước. Trong thời kỳ giá cả tăng cao, hàng hóa có chi phí cao hơn được bán trước, dẫn đến giá vốn hàng bán cao hơn. Theo thời gian, thu nhập ròng có xu hướng giảm dần.
Cách tính LIFO ngày nay rất ít khi được sử dụng, chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Một nhược điểm rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
Cách tính giá vốn bán hàng LIFO (nhập sau xuất trước)
Ví dụ: Tình hình nhập xuất như ví dụ trên, áp dụng công thức tính LIFO, ta được:
-
Ngày 15/2/2022 xuất kho 10 x 230.000 + 10 x 220.000 = 4.500.000
-
Ngày 27/2/2022 xuất kho 10 x 220.000 = 2.200.000
3.3 Phương pháp chi phí trung bình
Giá trung bình của tất cả hàng hóa trong kho, bất kể ngày mua, được tính theo giá trị trung bình của từng loại tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
-
Đơn giá thực tế bình quân gia quyền sản phẩm tồn và nhập trong kỳ = (Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế sản phẩm nhập trong kỳ) : (Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ)
-
Đơn giá thực tế sản phẩm xuất dùng trong kỳ = Số lượng sản phẩm xuất dùng trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền.
4. Nguyên nhân tính giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục
4.1 Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
4.2 Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp
4.3 Cách khắc phục
-
Thường xuyên kiểm tra số liệu ghi chép với chứng từ hóa đơn gốc.
-
Thực hiện đúng quy trình: nhập hàng về rồi mới tiến hành bán ra. Không xuất bán khi hàng chưa được kiểm kê và nhập liệu.
-
Hạn chế sửa/xóa chứng từ đã kê.
-
Theo dõi giá vốn hàng bán thường xuyên để kiểm soát tình trạng kho và kịp thời xử lý vấn đề sai giá vốn hàng bán.
Theo dõi giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, từ đó cải thiện tài chính tổng thể.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán đơn giản. Hi vọng sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức thiết thực và giúp bạn áp dụng thành công trong kinh doanh.