Nguyên tắc định giá chi phí bình quân là cụm từ rất quen thuộc đối với một số doanh nghiệp bởi hiện nay các nhà quản lý áp đặt cho các doanh nghiệp cụ thể nào đó phải thực hiện theo nguyên tắc định giá chi phí bình quân.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Nguyên tắc định giá chi phí bình quân là gì?
Đầu tiên muốn hiểu được nguyên tắc định giá chi phí bình quân chúng ta cần hiểu rõ chi phí bình quân là gì, Chi phí bình quân trong tiếng Anh gọi là Average Total Cost, chi phí bình quân hiểu dơn giản thì đây là biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng, có thể thấy chi phí bình quân cũng là một hàm số của sản lượng. Tùy theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau. Xét trên mặt toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình sẽ có hình dạng một đường cong bậc hai.
Trên thực tế có thể thấy chi phí bình quân là một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường có hai phần: thoạt đầu, ứng với qui mô sản lượng còn tương đối nhỏ, càng tăng sản lượng q lên thì chi phí bình quân chi phí bình quân càng giảm xuống. Nói cách khác, lúc này, chi phí bình quân có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽ làm cho chi phí bình quân chi phí bình quân tăng lên. Khi đó, đường chi phí bình quân sẽ có khuynh hướng đi lên.
Với q < q*, tăng q sẽ làm chi phí bình quân giảm xuống. Ngược lại, với q > q*, tăng q lại làm chi phí bình quân tăng lên. Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC. Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỉ số TC(q)/q hay ATC(q) sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi xuống. Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi lên.
Như vậy từ các phân tích như trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc định giá chi phí bình quân trong tiếng Anh là Average Cost Pricing Rule. Theo đó nguyên tắc định giá chi phí bình quân là một chiến lược định giá mà các cơ quan quản lí áp đặt cho một số doanh nghiệp nhất định nhằm mục đích để có thể hạn chế việc các doanh nghiệp này tính phí sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho các khách hàng với mức giá bằng với chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Nguyên tắc định giá này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẽ đặt đơn giá của một sản phẩm gần bằng với chi phí trung bình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó.
2. Tìm hiểu về nguyên tắc định giá:
Nguyên tắc định giá này thường được áp dụng đối với các độc quyền tự nhiên hoặc độc quyền pháp định. Một số ngành công nghiệp (như nhà máy điện) được hưởng lợi từ sự độc quyền vì có thể đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, việc cho phép các công ty độc quyền trở nên không được kiểm soát có thể gây ra những tác động có hại cho nền kinh tế, chẳng hạn như việc ấn định giá. Vì các nhà quản lí thường cho phép các độc quyền tính một khoản giá tăng lớn hơn chi phí, nên giá trung bình phải trả cho phép độc quyền hoạt động và thu được lợi nhuận bình thường.
Thực tiễn định giá chi phí trung bình đã được kiểm nghiệm rộng rãi bởi các nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn định giá được một số lượng lớn các công ty lớn và nhỏ áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Sử dụng chiến lược định giá chi phí bình quân, chi phí sản xuất, cho mỗi đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ được bán, chỉ bổ sung vào tổng chi phí do nguyên liệu và lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp thường sẽ áp giá gần bằng chi phí cận biên nếu doanh số bị ảnh hưởng.
Ví dụ, nếu một mặt hàng có chi phí cận biên là 1 đô la và giá bán bình thường là 2 đô la, công ty bán mặt hàng đó có thể muốn hạ giá xuống còn 1,10 đô la nếu nhu cầu về mặt hàng này suy giảm. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách tiếp cận này vì lợi nhuận tăng thêm là 10 xu hơn là việc không bán hàng.
Việc định giá chi phí bình quân được sử dụng để làm cơ sở cho chính sách điều tiết đối với các tiện ích công cộng (đặc biệt là các độc quyền tự nhiên) trong đó giá mà một công ty nhận được được áp bằng tổng chi phí sản xuất trung bình. Mặt tốt của việc định giá chi phí bình quân là một tiện ích công cộng theo qui định được đảm bảo lợi nhuận bình thường, thường được gọi là tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Mặt hạn chế của việc định giá chi phí trung bình đó là chi phí cận biên nhỏ hơn tổng chi phí trung bình có nghĩa là giá lớn hơn chi phí cận biên.
Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Công thức tính chi phí bình quân:
công thức tính chi phí bình quân đó là : ATC = TC/Q
Trong đó Q là sản lượng và TC là tổng chi phí của tất cả các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng. Chúng ta cũng có thể tính tổng chi phí bình quân bằng cách lấy chi phí cố định bình quân (AFC) cộng với chi phí biến đổi bình quân (AVC):
ATC = AFC + AVC
Với chi phí bình quan ngắn hạn thì đường tổng chi phí bình quân cụ thể nó ở dạng chữ U có lí do là ở sự giảm dần của chi phí cố định bình quân khi sản lượng tăng và vì ban đầu mức giảm của nó lớn hơn mức tăng chi phí biến đổi bình quân Chi phí cố định bình quân giảm vì tổng chi phí cố định được phân bổ cho mức sản lượng ngày càng lớn hơn. Như vậy từ đó ta thấy với loại chi phí biến đổi bình quân tăng do tác động của quy luật lợi suất giảm dần và khi sản lượng đạt đến một quy mô nhất định, mức tăng của chi phí biến đổi bình quân lớn hơn mức giảm chi phí cố định bình quân và tổng chi phí bình quân bắt đầu tăng lên, bên cạnh đó trong dài hạn, hình dạng của đường tổng chi phí bình quân còn chịu tác động của kinh tế quy mô.
Tóm lại ta thấy rằng, tổng chi phí bình quân giảm trong trường hợp sản xuất thêm với số lượng đầu ra tương đối nhỏ và sau đó sẽ tăng đối với các trường hợp có số lượng đầu ra tương đối lớn. Theo đó nó được biểu thị như đường cong tổng chi phí bình quân hình chữ U vơi tổng chi phí bình quân khi được kết hợp với giá và theo đó ta có thể xác định lợi nhuận hoặc lỗ trên mỗi đơn vị mà một công ty tối đa hóa lợi nhuận nhận được từ sản xuất ngắn hạn.
Như vậy chúng ta có thể thấy không phải mọi đầu vào đều dễ dàng điều chỉnh như nhau. Theo đó khi cần điều chinh để tăng sản lượng, điều tất nhiên các doanh nghiệp phải sử dụng thêm các yếu tố đầu vào. Theo đó doanh nghiệp phải sử dụng thêm nguyên, nhiên, vật liệu, tăng mức sử dụng lao động, hay sử dụng nhiều máy móc, thiết bị hơn. Bên cạnh đó, việc gia tăng thêm nguyên, nhiên, vật liệu tương đối dễ dàng, trong khi đó, việc lắp đặt thêm hệ thống máy móc mới, hay xây dựng thêm nhà xưởng lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn, hiện nay chúng ta thấy trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất điện năng, chế tạo máy v.v¼ hơn nữa nếu doanh nghiệp cho rằng, xu hướng gia tăng sản lượng chỉ là tạm thời, nó không muốn mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư thêm vào nhà xưởng hay máy móc, thiết bị. Cách đơn giản và kinh tế hơn đó là tiến hành mua thêm nguyên, vật liệu, sử dụng thêm lao động mà trước hết là động viên công nhân làm thêm giờ trên cơ sở những nhà xưởng và thiết bị, máy móc hiện có. Hay cũng có thể hiểu, trong tính chi phí bình quân để định giá thì khi cần thay đổi sản lượng, doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh một số yếu tố đầu vào, Bên cạnh đó sẽ bị ràng buộc bởi một số yếu tố đầu vào cố định khác. Quy mô kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện ở số lượng nhà xưởng, máy móc, thiết bị thường được xem là những yếu tố cố định này.