Quy phạm pháp luật không phải là khái niệm quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định đối với những quy phạm pháp luật.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh.
– Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do đó quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý của Nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
+ Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật bừng cách xác định những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phả gánh chịu.
+ Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo về chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
+ Thuộc tính do các cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
– Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc. Nghĩa là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện.
Từ những phân tích trên khái niệm quy phạm pháp luật được định nghĩa như sau:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử xử chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được nhũng múc đích nhất định.
Bộ phân cấu thành quy phạm pháp luật
– Giả định:
Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.
– Quy định:
Là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm).
– Chế tài:
+ Là phần nếu rõ biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài.
+ Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiên như thế nào.
+ Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật Hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.
Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng trên. Quy phạm xung đột thống nhất thường là quy phạm quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước (do mỗi quốc gia tự ban hành).
Ví dụ về quy phạm pháp luật
Quý vị tham khảo một số ví dụ về quy phạm pháp luật như sau:
– Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 2013 hay trong Luật Thanh tra năm 2010… các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ, thay thế. Các quy phạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn định các quan hệ xã hội phát sinh trong phương nhất định. Các quy phạm này chủ yếu do các cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý Nhà nước ở địa phương nhất định.
– Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 là văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.
– Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân.
– Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Như vậy, ví dụ về quy phạm pháp luật đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích và chỉ ra bộ phân cấu thành của quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành ở Việt Nam.