Phân bổ là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh trên thị trường. Vậy phân bổ là gì? Đặc trưng của các hình thức phân bổ như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Phân bổ là gì?
Để giải thích khái niệm phân bổ là gì, theo từ điển tiếng Việt, phân bổ là hành động chia cái phải đóng góp hay cái được hưởng cho mỗi người, mỗi đơn vị một phần.
Theo đó, phân bổ có thể được hiểu theo 02 nghĩa như sau:
- Phân bổ nguồn lực (lao động, tư bản, đất đai, năng lực kinh doanh, hàng hóa và dịch vụ) giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các địa phương. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quá trình phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua một kế hoạch tập trung thống nhất; trong nền kinh tế thị trường thuần túy, nó được thực hiện thông qua thị trường; còn trong nền kinh tế hỗn hợp, nó chịu ảnh hưởng của cả thị trường và chính phủ.
- Phân bổ chi phí và doanh thu cho các sản phẩm, bộ phận chức năng hay giữa các phòng ban làm phát sinh chi phí hoặc tạo ra doanh thu. (Ví dụ: chi phí khấu hao của một tài sản cố định được phân bổ cho các bộ phận sản xuất sử dụng nó).
2. Phân bổ nguồn lực là gì?
Phân bổ nguồn lực là quá trình phân công và quản lí nguồn lực nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
2.1. Căn cứ để phân bổ nguồn lực
Để mục tiêu phân bổ nguồn lực được thực hiện một cách có hiệu quả cần dựa trên các căn cứ sau:
- Các mục tiêu chiến lược: đây là căn cứ quan trọng nhất làm cơ sở cho sự phân phối nguồn lực, bởi giá trị thực tế của bất kỳ chương trình phân bổ nguồn lực nào cũng nằm ở kết quả đạt được các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Các chương trình sản xuất hoặc các kế hoạch ngắn hạn
2.2. Các vấn đề cần quan tâm khi phân bổ nguồn lực
- Các mục tiêu chiến lược không rõ ràng và không được phân bổ hợp lý trong ngắn hạn.
- Tư tưởng muốn bảo vệ quá đáng các nguồn lực do e sợ không dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm.
- Qua nhấn mạnh đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn.
- Quan điểm thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp không phù hợp với quan điểm của các nhà chuyên môn trong phân phối nguồn lực.
2.3. Các công việc cần thực hiện khi phân bổ nguồn lực
Khi thực hiện quá trình phân bổ nguồn lực, các công việc chính cần thực hiện nhưu sau:
- Đánh giá nguồn lực.
Việc này được tiến hành ngay từ khi phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp. Trong quá trình đánh giá nguồn lực, phải xem xét đến vấn đề như: doanh nghiệp có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện hiệu quả các chiến lược đề ra không? Để thực hiện được việc này trong từng thời kỳ cụ thể phải phân tích đánh giá cả về mặt số lượng và chất lượng từng nguồn lực. Trong đó phải chú trọng tới nguồn nhân lực đặc biệt là các cam kết của nhân viên và người lao động đối với việc thực hiện nhiệm vụ.
- Đảm bảo nguồn lực.
Muốn phân bổ nguồn lực hợp lý, trước hết phải có đủ nguồn lực cần thiết. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải đảm bảo sao cho đủ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Sai lầm thường mắc phải đó là việc cung cấp nguồn lực không tương ứng với các chiến lược cụ thể nhất định.
- Điều chỉnh nguồn lực.
Sau khi đã đảm bảo 2 yếu tố là đánh giá nguồn lực và đảm bảo nguồn lực, khâu cuối cùng trong quá trình phân bổ nguồn lực là thực hiện điều chỉnh nguồn lực. Điều này không chỉ nhằm đảm bảo số nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp mà còn nhằm đảm bảo nguồn lực phát huy đúng khả năng trong từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới mục tiêu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
3. Phân bổ chi phí là gì?
Căn cứ trên lĩnh vực phát sinh chi phí, các loại chi phí được phân chia như sau:
- Chi phí thu mua: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua vật tư, tài sản, hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến bãi, bảo quản, lương nhân viên thu mua, hao hụt trong định mức, chi phí lắp đặt, chạy thử…
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm suy trì việc tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động chung của toàn bộ doanh nghiệp.
Căn cứ trên quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí được phân chia thành:
- Biến phí: là các chi phí có tổng số biến đổi tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất.
- Định phí: là các chi phí có tổng số không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi trong phạm vi công suất thiết kế.
Trên đây là toàn bộ nội dung về phân bổ là gì, các quy định về phân bổ nguồn lực và phân bổ chi phí mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp xung quanh vấn đề phân bổ là gì, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]