Một trong những phong cách lãnh đạo được dùng trong doanh nghiệp, tổ chức để phản ánh về quá trình quản lý và dẫn dắt toàn thể nhân viên phát triển đó là phong cách lãnh đạo độc đoán.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Ưu điểm và nhược điểm của phong cách này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Trước khi tìm hiểu phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Chúng ta cùng xem khái niệm phong cách lãnh đạo là gì nhé!
Phong cách lãnh đạo được xem là một phương thức hay cách thức giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà quản trị đưa ra được những bản kế hoạch, phương hướng cũng như đặt ra mục tiêu thực hiện. Đồng thời thể hiện sự động viên kịp thời với toàn bộ nhân viên cấp dưới.
Dưới góc nhìn từ phía một nhân viên, phong cách lãnh đạo phần lớn sẽ được biểu hiện dựa vào các hành động rõ ràng hay ngụ ý từ lãnh đạo của họ. Phong cách lãnh đạo cũng chính là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới tập hợp, thu hút những người điều hành đối với quá trình thực hiện những mục tiêu tổ chức đề ra.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
Vậy phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Phong cách lãnh đạo độc đoán là một trong những phong cách lãnh đạo thường gặp.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Tiểu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời điểm xứ sở cờ hoa trải qua cuộc nội chiến trong giai đoạn năm 1861 – 1865. Khi đó nước Mỹ yêu cầu phải có một người đứng đầu táo bạo và tài hoa.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
Nhìn chung, phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm chính sau đây:
– Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc;
– Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng;
– Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc;
– Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không được ủng hộ;
– Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ ràng.
Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Có thể nói, phong cách lãnh đạo độc đoán (autocratic leadership) là hình thức tự đưa ra những ý kiến và bắt buộc nhân viên phải thực hiện theo quyết định của họ. Sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hay ý kiến đóng góp nào từ phía nhân viên cấp dưới.
Người lãnh đạo quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Chúng ta cùng xem ưu điểm, nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là gì nhé.
Về ưu điểm
– Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
– Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
– Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
– Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Về nhược điểm
– Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
– Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng
– Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.
Như vậy, chúng ta đã biết được những ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là gì rồi.
Phong cách lãnh đạo liên quan đến phong cách lãnh đạo độc đoán
Bên cạnh việc tìm hiểu phong cách lãnh đạo độc đoán là gì còn có phong cách lãnh đạo dân chủ và phong lãnh đạo tự do. Chúng ta cùng tìm hiểu hai loại phong cách này nữa nhé.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ là trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp có sự đóng góp, tham gia hay lãnh đạo được phân chia cho nhiều người. Các thành viên của tổ chức sẽ đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.
Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà quản trị sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất để áp dụng thực hiện.
Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là cách quản lý nhân sự mà nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên của mình được quyền ra quyết định, nhưng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây chúng ta đã tìm hiểu về phong cách lãnh đạo độc đoán là gì và phong cách lãnh đạo thường thấy trong các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn vè phong cách lãnh đạo độc đoán và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé.