- Nối nhiều bảng
- Các kiểu Join
- inner join trong SQL
- inner join ba bảng SQL
- left join trong SQL
- right join trong SQL
- full outer join trong SQL
Truy vấn nhiều bảng, khớp nối các bảng với where
Một trong nhưng lợi ích chính của SQL là khả năng kết hợp dữ liệu từ hai hay nhiều bảng lại với nhau. Việc kết hợp các bảng lại như vậy gọi là JOIN, SQL sẽ tạo ra một bảng tạm thời chứa dữ liệu kết quả từ JOIN.
Trước khi tìm hiểu cú pháp mệnh đề join, trong một số trường hợp có thể lấy dữ liệu kết hợp của các bảng chỉ bằng cách đơn giản là dùng mệnh đề where, hãy xét ví dụ sau: Có CSDL trong đó bảng Donhang và bảng Khachhang (thông tin cấu trúc CSDL ví dụ này xem tại SQL Online)
Khớp nối hai bảng
Giờ chúng ta cần duyệt qua các dòng của cả hai bảng, với mỗi đơn hàng trong bảng Donhang lấy ra ID của đơn hàng, ngày đặt hàng. Mỗi đơn hàng đều có KhachhangID, căn cứ vào đó lấy ra tên khách hàng đặt đơn hàng trong bảng Khachhang
Như vậy dữ liệu lấy ra từ hai bảng, hai bảng này sẽ khớp nối dữ liệu với nhau, trong câu truy vấn trước tên ở mệnh đề from chỉ ra tên hai bảng cần kết nối (cách nhau bởi dấu phảy), và ở mệnh đề where là điều kiện khớp nối.
Ví dụ:
DonhangIDHoTenNgaydathang10248Nguyễn Bích Thủy2019-07-0410249Hoàng Thị Bích Ngọc2019-07-0510250Phạm Thu Huyền2019-07-0810251Trần Diễm Thùy Dương2019-07-08
Kết quả trên bạn thấy tên khách hàng (Hoten) lấy ở bảng Khachhang, với mỗi khách hàng lấy được thì các ngày đặt hàng và ID của đơn hàng (Ngaydathang,DonhangID) của khách hàng đó được lấy ở bảng Donhang
Ở đây có một file CSDL mẫu dạng SQLite, bạn có thể tải về nghiên cứu, thực hành: CSDL SQLite mẫu. Hoặc sử dụng trực tiếp công cụ Online: Chạy SQL
Đặt lại tên bảng khi truy vấn với AS
Từ khóa as bạn đã từng dùng để đặt tên cột tùy biến, với cũng có thể dùng as để đặt tên tùy biến (tên tắt dùng trong câu truy vấn), mục đích để câu truy vấn phức tạp, dài trở lên ngắn gọn, dễ đọc hơn.
Ví dụ trên viết có sử dụng tên tắt cho bảng
Bảng Donhang tương ứng với tên tắt o, bảng Khachhang thành c.
Các kiểu JOIN
Cách khớp nối bảng ở trên (sử dụng điều kiện khớp nối ở mệnh đề where) sử dụng với khớp nối thông thường, thực tế SQL sử dụng mệnh đề join với nhiều cách kết nối bảng khách nhau tùy mục đích lấy dữ liệu. Trong cú pháp có từ khóa join và hai bảng cần kết nối, một bảng bên trái (bảng 1) một bảng bên phải (bảng 2) từ khóa JOIN (Chi tiết cú pháp phía dưới) Các kiểu JOIN trong SQL gồm có:
Quy tắc chung viết join … on : bảng trái là bảng nằm bên trái (phía trước) từ khóa join, bảng phái là bảng sau (bên phải) từ khóa join, trong mệnh đề join thì điều kiện kết hợp vết sau từ khóa on
Sử dụng INNER JOIN trong SQL
Ví dụ INNER JOIN hai bảng
Trong đó bảng Donhang là bảng trái vì bên trái từ khóa INNER JOIN, Khachhang là bảng phải. Biểu thức sau từ khóa ON cụ thể ở ví dụ này là Donhang.KhachhangID = Khachhang.KhachhangID là biểu thức khớp nối. Từ đây SQL lấy ghi trong Donhang, sau đó kiểm tra trong Khachhang xem có bản ghi nào thỏa mãn mệnh đề ON. Nếu thỏa mãn, hai bản ghi từ hai bảng sẽ kết hợp lại và trả về (dùng select đế lấy).
Kết quả chạy thử:
DonhangIDHoTenNgaydathang10248Nguyễn Bích Thủy2019-07-0410249Hoàng Thị Bích Ngọc2019-07-0510250Phạm Thu Huyền2019-07-0810251Trần Diễm Thùy Dương2019-07-08………
Ví dụ INNER JOIN ba bảng trong SQL
Bạn có thể viết truy vấn phức tạp, sử dụng INNER JOIN với ba bảng khác nhau – kết hợp dữ liệu lại. Giả sử có ba bảng B1,B2,B3 thì bạn có thể viết theo hướng B1 và B2 inner join với nhau (sẽ tạo ra dữ liệu tam), dữ liệu tạm này như là một bảng tiếp tục inner join với B3. Bằng cách như vậy ba bảng sẽ kết hợp lại với nhau.
Kết quả
DonhangIDHoTenTenShipper10248Nguyễn Bích ThủyGoViet10249Hoàng Thị Bích NgọcGrab10250Phạm Thu HuyềnBee10251Trần Diễm Thùy DươngGrab………
Nếu bạn dùng từ khóa AS có thể cú pháp sẽ ngắn gọi và dễ đọc, chính câu truy vấn trên bạn có thể viết như sau mà kết quả tương đương
Sử dụng Sử dụng LEFT JOIN trong SQL
Ví dụ:
Kết quả chạy thử:
HoTenDonhangIDBùi Nam KhánhBùi Thị Kim Oanh10266Bùi Thị Kim Oanh10270Hồ Nguyễn Minh Khuê……
Bảng bên trái là Khachhang, bên phải là Donhang. Quan sát kết quả ta thấy mọi HoTen ở bảng bên trái đều được lấy ra, sau đó DonhangID ở bảng bên phải phù hợp được dùng để kết hợp với HoTen nếu không có giá trị nào phù hợp thì nhận giá trị null (như Bùi Nam Khánh là tên trong bảng khách hàng, nhưng không có đơn hàng nào)
Truy vấn trên cơ bản trả về dữ liệu là danh sách Khachhang không có đơn hàng nào.
Sử dụng Sử dụng RIGHT JOIN trong SQL
Trường hợp này hoạt động giống với LEFT JOIN theo chiều ngược lại (SQLite không hỗ trợ RIGHT bạn có thể đảo thứ tự bảng để sử dụng LEFT).
Ví dụ:
Sử dụng Sử dụng FULL OUTER JOIN trong SQL
Xét tất cả các kết quả, với SQLite không hỗ trợ (có thể thay thế bằng LEFT JOIN kết hợp với UNION)
SELECT Khachhang.HoTen, Donhang.DonhangID FROM Khachhang FULL OUTER JOIN Donhang ON Khachhang.KhachhangID=Donhang.KhachhangID ORDER BY Khachhang.HoTen Chạy thử
FULL OUTER JOIN tương đương với sự kết hợp UNION hai mệnh truy vấn LEFT JOIN và RIGHT JOIN