Trong xã hội và cuộc sống bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới, sự thay thế đó gọi là phủ định.
Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học và được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Vậy phủ định biện chứng là gì? là vấn đề sẽ được chúng tôi giải đáp qua nội dung bài viết sau đây:
Phủ định biện chứng là gì?
Trước khi giải đáp Phủ định biện chứng là gì?căn cứ theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng
Hiện nay theo giáo trình Triết học Mác – Lênin đưa ra giải đáp về câu hỏi phủ định biện chứng là gì? như sau: “ Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ”.
Phủ định biện chứng là sự thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức tồn tại khác của một sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của nó. Tuy nhiên có thể thấy trong xã hội sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.
Ví dụ: Quả trứng sẽ là sự khẳng định ban đầu ở trong điều kiện được ấp qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà mái con tiếp đó trải qua quá trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh ra nhiều quả trứng. Đây chính là kết quả sự phủ định của phủ định. Sự phát triển biện chứng thông qua mỗi lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, những kế thừa và phát triển. Trải qua mỗi lần phủ định sẽ loại bỏ được những cái cũ, những vấn đề còn lạc hậu từ đó sẽ tạo ra được những cái mới hơn, những cái phù hợp hơn với sự phát triển.
Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Sau khi đã tìm hiểu vê Phủ định biện chứng là gì? ở nội dung trên thì bài viết xin đưa ra nội dung về đặc trưng của phủ định biện chứng. Theo đó đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa. Cụ thể:
+ Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Sự phủ định giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đây là kết quả chuyển hoá của các mặt đối lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng và của quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất. Qúa trình đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn. Với phủ định biện chứng thì cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ. Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực.
Ví dụ phủ định biện chứng
– Ví dụ về tính khách quan của phủ định biện chứng:
Trong xã hội chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ đưa lại.
– Ví dụ về tính kế thừa của phủ định biện chứng
Trong xã hội chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ, nó không xóa bỏ sạch trơn xã hội cũ mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các thành quả mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ cũ.
Ý nghĩa của phạm trù phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển. Phủ định biện chứng có ý nghĩa trong việc tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.
Phủ định biện chứng giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Có thể thấy quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào có sự phủ định biện chứng, chúng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
Bên cạnh đó phủ định biện chứng giúp chúng ta thấy ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển.
Ngoài ra, theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phủ định biện chứng là gì?. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.