Có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và còn thắc mắc về khái niệm nhà cấp 4 khi đang có nhu cầu xây dựng cho mình một tổ ấm riêng. Vậy thế nào là nhà cấp 4? Đặc điểm nhà cấp 4 như thế nào? Và các quy định nhà cấp 4 mới nhất. Bài viết sau đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ những thông tin chi tiết và liên quan đến về nhà cấp 4 để bạn tham khảo và giải đáp các thắc mắc trên.
Contents
Thế nào là nhà cấp 4?
Thế nào là nhà cấp 4? là câu hỏi của rất nhiều khách hàng đang có ý định xây dựng nhà. Thì theo khái niệm hiểu biết của con người về nhà cấp 4 truyền thống thì đó là nhà có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Vật liệu để làm nhà có thể bằng gạch hoặc bằng gỗ và có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể được làm từ các vật liệu như: ngói, tấm lợp bằng vật liệu xi măng tổng hợp hoặc có thể được làm bằng tre, nứa, gỗ, rơm rạ,…
Ngày nay khái niệm nhà cấp 4 đã được pháp luật định nghĩa bằng văn bản. Cụ thể: Nhà cấp 4 là ngôi nhà có diện tích 1000 m² trở xuống và thường được xây dựng không quá 1 tầng. Ở các khu vực nông thôn nhà cấp 4 là loại nhà được xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Vì chi phí xây dựng thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân cũng như về mặt địa lý. Nhà cấp 4 có kiến trúc xây dựng đơn giản và ít tốn thời gian xây dựng. Với những ưu điểm trên nhà cấp 4 mang lại sự ưa chuộng cho người dân vùng nông thôn.
Đặc điểm nhà cấp 4
Sau khi đã hiểu thế nào là nhà cấp 4 thì chúng ta cùng tìm hiểu 5 đặc điểm nổi bật của nhà cấp 4 sau:
Thời gian xây dựng
Nhà cấp 4 có thiết kế đều rất đơn giản nên có thời gian thi công ngắn hạn và khả năng đưa vào sử dụng nhanh chóng. Đây được xem là đặc điểm đặc điểm nổi bật nhất của nhà cấp 4.
Chi phí hợp lý
Tùy vào mẫu thiết kế mà chi phí xây dựng nhà cấp 4 thường không cố định và có sự dao động nhất định. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hầu hết các mẫu nhà cấp 4 đều ở mức thấp, phù hợp với mức kinh tế của đa số các gia đình Việt.
Kiến trúc
Nhà cấp 4 có kiến trúc – thiết kế khá đơn giản và không quá cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn, kiên cố và tính thẩm mỹ cho gia chủ. Đây là ưu điểm nổi bật nhất của nhà cấp 4 so với nhiều mô hình nhà ở khác.
Thiết kế
Phong cách thiết kế của nhà cấp 4 cũng rất đa dạng, có thể thiết kế theo phong cách Châu Á, Châu Âu hoặc có thể cải biến theo ý thích của gia chủ. Nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa và thân thiện với nền văn hóa của người Việt Nam.
Vật liệu xây dựng
Đặc điểm về nguyên – vật liệu xây dựng của nhà cấp 4 là như thế nào? Thông thường, các vật liệu dùng để xây dựng nhà cấp 4 thường không quá cầu kỳ, nhưng vẫn đảm bảo độ bền khi sử dụng (có thể sự dụng khoảng 30 năm) và sự an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, gia chủ có thể tận dụng tối đa các khối vật liệu để hoàn thiện hơn kết cấu ngôi nhà trong quá trình xây dựng.
Quy định nhà cấp 4 mới nhất
Dưới đây là các quy định và tiêu chuẩn về nhà cấp 4:
– Niên hạn sử dụng nhà có kéo dài khoảng 30 năm.
– Phần tường chắn xung quanh và hệ thống bao chắn được dùng vật liệu chủ yếu là gạch và gỗ với tường khoảng 11-22 cm. Hầu hết phần mái bên trên được lợp bằng ngói hoặc có thể bằng vật liệu là tôn xi măng tổng hợp.
– Diện tích và chi phí xây dựng: Loại nhà cấp 4 được xây dựng với diện tích giới hạn dưới 1000m2 và chiều cao từ 1 tầng trở xuống. Chi phí xây dựng giao động từ khoảng 300 – 500 triệu (đối với nhà cấp 4 không có lầu) và khoảng 600 – 1,5 tỷ (đối với nhà cấp 4 thiết kế 1 tầng).
Nhà cấp 4 rất phổ biến tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, thường tập trung ở các vùng nông thôn. Đồng thời kết cấu chịu lực của ngôi nhà cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng khu vực.
Có thể bạn quan tâm: Luật quy hoạch đô thị mới nhất hiện nay được quy định ra sao?
Top 5 nhà cấp 4 được yêu thích nhất
Sau khi đã hiểu được thế nào là nhà cấp 4 thì chúng ta đi tìm hiểu các loại nhà cấp 4 được yêu thích. Xu thế ngày nay càng hiện đại thì việc biến tấu các mẫu nhà cấp 4 ngày càng đẹp, đa dạng và độc đáo. Vì nhu cầu nhà cấp 4 vẫn được rất nhiều khách hàng quan tâm và ưu chuộng. Nhà cấp 4 đẹp, chi phí ít, và phù hợp vì ngày nay gia đình thường ít con đặc biệt là ở các vùng quê. Đất rộng người thưa nên việc thiết kế nhà cấp 4 càng được ưa thích. Cùng xem các mẫu nhà cấp 4 mới nhất:
Nhà cấp 4 mái bằng
Nhà cấp 4 mái bằng có thiết kế rất hiện đại và được các gia đình trẻ ưu tích. Việc sử dụng mái bằng có nhiều ưu điểm như:
Ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng là sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp. Mái bằng bạn có thể tận dụng yếu tố đơn giản sẵn có và phát huy sự tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ như tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.
Nhà cấp 4 mái lệch
Một trong những mô hình nhà cấp 4 được yêu thích không kém là nhà cấp 4 mái lệch. Nhà mái lệch nhìn sang trọng và thu hút ánh nhìn.
Nhà cấp 4 mái lửng
Nhà cấp 4 mái lửng tốn nhiều chi phí hơn nên được ít lựa chọn. Nhưng phải nói đây là mẫu nhà rất đẹp và tăng diện tích sử dụng đáng kể.
Nhà cấp 4 mái thái
Nhà cấp 4 mái thái có thể nói đây là loại nhà cấp 4 được yêu thích nhất từ trước đến nay, đặc biệt là vùng nông thôn. Nhà cấp 4 mái thái nhìn bề ngoài rất sang trọng và đồ sộ được rất nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn.
Nhà cấp 4 mái tôn
Nhà cấp 4 mái tôn tối giản được nhiều gia chủ lựa chọn do chi phí thấp, phù hợp với gia đình ít tiền.
Phân biệt nhà cấp 4 với nhà cấp 1, 2 và nhà cấp 3
Nhiều người thường không nắm rõ thế nào là nhà cấp 4 và cách phân biệt giữa nhà cấp 4 với các loại nhà cấp 1, 2 và 3 dẫn đến sự nhầm lẫn và định giá sai cho bất động sản đó. Dưới đây là cách phân biệt rõ ràng và chính xác nhất cấp công trình nhằm giúp khách hàng tránh được sự nhầm lẫn đáng tiếc trên. Cụ thể:
Công trình cấp 1 là gì?
Công trình cấp 1 là gì: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
– Kết cấu chịu lực có thể được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép và có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm;
– Tường bao che nhà, tường ngăn cách giữa các phòng có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông cốt thép;
– Phần Mái được lợp bằng ngói hoặc bằng bê tông cốt thép có hệ thống cách nhiệt tốt;
– Vật liệu để hoàn thiện trong và ngoài ngôi nhà (trát, ốp, lát) đều là vật liệu tốt;
– Không hạn chế số tầng và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, tiện lợi.
Công trình cấp 2 là gì?
Công trình cấp 2 là gì: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
– Kết cấu chịu lực có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông cốt thép và có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm;
– Phần tường bao che nhà và tường ngăn cách các phòng được xây bằng gạch hoặc bằng bê tông cốt thép;
– Phần mái được lợp bằng ngói, bằng Fibroociment hoặc bằng bê tông cốt thép.
– Vật liệu để hoàn thiện trong ngoài ngôi nhà tương đối tốt;
– Số tầng không hạn chế cùng với tiện nghi sinh hoạt đầy đủ.
Công trình cấp 3 là gì?
Công trình cấp 3 là gì: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.
– Kết cấu chịu lực có thể xây bằng gạch hoặc kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch. Niên hạn sử dụng quy định trên 40 năm;
– Phần tường bao che nhà và tường ngăn cách các phòng được xây bằng gạch;
– Phần mái ngói được lợp bằng ngói hoặc Fibroociment;
– Vật liệu để hoàn thiện ngôi nhà bằng vật liệu phổ thông.
– Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang thiết bị sinh hoạt loại bình thường. Nhà cao chỉ được tối đa là 2 tầng.
Trên đây Trần Đức Phú BDS đã chia sẻ nội dung các vấn đề liên quan đến thế nào là nhà cấp 4? Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về từng loại nhà để đưa ra quyết định xây nhà hoặc mua nhà phù hợp nhất.
Xem thêm: Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết nhất