Contents
Đề bài: Phân tích hình ảnh thị nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
BÀI LÀM
Đối với mỗi tác phẩm văn học sau khi học xong đều gửi tới người đọc bức thông điệp trong cuộc sống thông qua nhân vật.Như Lão Hạc và Chị Dậu là những người nông dân cùng số phận…
>> Xem thêm: Phân Tích Diễn Biến Tâm Lý Chí Phèo Sau Khi Gặp Thị Nở
>> Xem thêm: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
>> Xem thêm: Phân tích chi tiết Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích tấm lòng lương thiện của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
>> Xem thêm: Đọc Chí phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: “Bi kịch của Chí phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”, lại có ý kiến khẳng định: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người”. Hãy viết một bài luận bày tỏ quan điểm cá nhân về bi kịch của nhân vật Chí Phèo
Còn nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đàng hoàng bước ra khỏi tác phẩm, ngang nhiên mang theo tên tuổi và sống mãi trong lòng bạn đọc. Một nhân vật nữ hội đủ ba phẩm chất : “Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi”. Có vẻ như nhà văn Nam Cao đã quá bất công với nhân vật của mình, nhất là khi nhân vật đó là nữ giới, sinh ra đã được đời “ban tặng” cho một mĩ từ – “phái đẹp”. Phải chăng, Thị Nở là một khối tự nhiên không đẽo gọt, mang theo “ác cảm” của nhà văn khi sáng tạo? Là một người đàn bà thực sự xấu “ma chê quỷ hờn” đến thế? Nhưng Nam Cao đã làm rõ vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau con người xấu xí kia chính là người đàn bà đó chứ không phải ai khác đã “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại – là Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó?
“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người nhưng lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.
Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ . Được người ta nhặt về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này sang nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Lí Kiến ghen với anh canh điền trẻ lại được bà ba kêu bóp chân xoa bụng…. Thế là một hôm, hắn bị giải lên huyện và phải đi tù.Sau bảy, tám năm biệt tích hắn trở về, bộ dạng khác hẳn ngày trước. Vừa về say khướt, cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến – bây giờ Lí Kiến đã là Bá Hộ, Nghị Viên, tiên chỉ làng Vũ Đại – chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão Bá Kiến không róc đời đã xử nhũn với hắn. Với những kẻ cố cùng liều thân “trị không được thì dung”, “dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò”. Thế chỉ là một bữa rượu, một đồng bạc, Chí Phèo hả hê ra về và trở thành “chỗ đày tớ tay chân” của lão để khi cần chỉ cho hắn năm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Từ đó, Chí Phèo luôn say. “Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” và trở thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại để tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”.
Cuộc đời hắn cứ thế trôi đi… Một đêm trăng rười rượi, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn bị mọi người hắt hủi. Đó là con người xấu nhất làng Vũ Đại, khuôn mặt của Thị được được miêu tả như quỷ dữ trong bóng đêm. Bằng những câu văn đầy tính tạo hình như thế này: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn…
Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…””Đã thế thị còn dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…”Thế nên, người ta tránh thị như tránh một con vật . Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị, vì ngoại hình thô kệch và nghèo.. Nhưng thị lại có một tấm lòng trong, rất sáng, là tình yêu thương người. Có lẽ đây chính là điều mà Nam Cao muốn gửi gắm, nhắn nhủ đến mọi người.Tại sao lại vậy có lẽ vì lí do đó mà thị khao khát yêu thương và được yêu thương.Họ ân ái với nhau.
Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy, đêm Chí Phèo say rượu, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Bát cháo hành là động lực, là sợi dây kết nối tình cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo. Có thể nói Thị Nở và bát cháo hành là cứu cánh cho cuộc đời của Chí Phèo về sau. Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì hắn bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá,tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về… làm hắn nhớ lại “có một thời hắn đã ước ao, có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”.
Loading…
Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trỏi khốn khổ của mình. Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được chăm sóc bởi một tay đàn bà. Nhớ lại khi xưa, những lần cái bà quỷ quái gọi hắn lên bóp chân, “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì!”. Hắn bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”.
Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát…
Như đã nói ở trên, Thị Nở là một người dở hơi, nhưng nếu chỉ thế thôi thì chẳng còn gì để bàn, vấn đề là tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như đang ở đáy cùng của xã hội ấy lại là một tấm lòng son, một tình thương nhân loại đáng quí mà những nhân vật khác trong truyện không có được… Bởi vậy, trong truyện, những hoàn cảnh gia thế, ngoại hình…. của Thị Nở chỉ là tiền đề để Nam Cao ca ngợi tình thương giữa người với người, ca ngợi tình yêu giữa người với người, và nhấn mạnh thêm bi kịch của Chí Phèo.
Thị cũng như Chí Phèo, không được ai yêu thương.Có lẽ đây chính là dụng ý của Nam Cao khi để Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau. Những kẻ cùng đường trong xã hội đến với nhau, yêu thương nhau, có thể chỉ trong phút chốc nhưng cũng gọi là có được tình yêu. Nhân vật thị nở được khắc họa qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành, qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi thăm dành cho Chí. Có lẽ đây là đoạn văn thấm đẫm tình yêu, đoạn văn đẹp giữa những con người cùng cực, bế tắc trong xã hội.
Thị Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim, lòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi, không cá nhân. Chỉ đơn giản đó là tình yêu. Chí Phèo – con quỷ làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng cần được yêu thương. Hắn cần Thị, cả cuộc đời hắn cần thị như thế. “. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”. Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.
Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát… Nếu hai người họ được đến với nhau có lẽ kết thúc lại khiến người đọc vui hơn cùng nhân vật.Chí Phèo chết cuộc sống của Thị ra sao khi trái quả của tình yêu là cậu “Chí con” ra đời…
Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Thị Nở giữa những trang truyện chỉ toàn đau thương và oán hận của Chí Phèo. Thị Nở chính là tia sáng, đánh thức và khơi gợi lương tâm của Chí Phèo những ngày cuối cùng của cuộc đời. Chí ít dù sau này Chí Phèo có tự kết liễu đời mình thì Chí cũng đã cảm nhận được như thế nào là tình yêu, là tình người.Thị Nở là hiện thân của sự khao khát tình yêu lứa đôi bình dị, chân thành, mãnh liệt, không vụ lời. Đó là tình cảm mà Chí Phèo luôn khát khao nhưng lại không có được.
Nam Cao đã để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh về nhân vật Thị Nở. Là người có thể làm thay đổi Chí Phèo, cũng là người mang lại yêu thương nhỏ nhoi, ít ỏi cho Chí. Đây chính là giá trị nhân văn của truyện ngắn Chí Phèo
>> Xem thêm: Cái chết của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
>> Xem thêm: Soạn bài Chí Phèo. Phần hai: Tác phẩm
>> Xem thêm: Soạn bài Chí Phèo. Phần một: Tác giả Nam Cao
>> Xem thêm: Phân tích tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Phân Tích Hình Ảnh Thị Nở Trong Tác Phẩm Chí Phèo Của Nam Cao
Rate this post
Rate this post
Loading…
Spread the love