II. Âm điệu:
– Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An nặng trình trịch ( ở 1 số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt)
– Các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Nghệ An phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai).
III. Ngữ pháp:
– Tương tự tiếng Việt.
IV. Từ loại:
Đây chỉ là 1 số từ thông dụng và phổ biến nhất. Mỗi huyện, mỗi vùng trong tình lại có thêm nhiều từ khác nữa, đặc biệt là danh từ.
Đại từ – Mạo từ:
Mi = Mày
Tau = Tao
Choa = chúng tao
(Bọn) bây = các bạn
Hấn = hắn, nó
O = cô, gì VD: Ơ cái O ni = ơ cái cô này (BS)
Ả = Chị VD Ơ cái ả ni = ơ cái chị này (BS)
Thán từ – Chỉ từ:
Mô = 1. đâu. VD: Bây đi mô đó, cho choa đi với.
= 2. nào. VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.
Mồ = nào. VD: cho tí kẹo mồ! (chứ không nói : cho tí kẹo mô)
Ni = 1.này. VD: con ni bị điên à = con này bị điên à?
= 2.nay. VD: bữa ni = hôm nay
Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Tề = kìa. VD: Trăng lên rồi tề. Rứa = thế.
Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?
Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?
Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ)
Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko
Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?
A ri = như thế này. VD: a ri là răng
Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy.
bữa nớ = hôm ấy.
(Bây) Giừ = (bây) giờ. VD: Giừ mi ở chộ mô rứa = giờ mày ở chỗ nào thế?
Ko nói : mấy giờ =mấy giừ !!
Hầy =nhỉ. VD: hoa đẹp hầy.
Chư = chứ.
Rành = rất. VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.,
Đại = 1. khá. VD: phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay
= 2. bừa. VD: nỏ biết thì cứ chọn đại đi = ko biết thì cứ chọn bừa đi.
Nhứt = nhít = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất = đẹp nhít
Động từ:
Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
Bứt = bẻ. VD: bứt hoa về cắm
Chưởi = chửi.
Ẻ = ỉa.
Đấy = đái.
Đút = đốt. VD: bị ong đút.
Đập = đánh. VD: chúng đang đập chắc = đánh nhau
Dắc = dắt. VD: dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng
Gưởi = gửi. VD: gưởi thư.
Hun = hôn. VD: hun nhau 😡
Mần = làm. Vd: mần chi thì mần đi = làm gì thì làm đi
Nhởi = chơi.
Rầy = xấu hổ.
Vô = vào.
Su = sâu (BS)
Phét = nói dối (nói xạo) (BS)
Chơ răng = 1. Là sao? (BS)
2. Đúng vậy! (BS)
Chộ = thấy (BS)
Ngong = Trông VD: Anh đang ngong em về = Anh đang trông em về (BS)
Rành = 1. Rất VD: Rành hay = rất hay, Rành giỏi = rất giỏi (BS)
2. giỏi, thạo VD: Rành việc = thạo việc
Tính từ:
Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục
Ngái = xa.
Su = sâu. VD : Ao ni su ri = Ao này sâu thế
Túi = tối. VD: trời túi rồi = trời tối rồi
Trửa = giữa (BS)
Sốt = nóng (BS)
Danh từ:
Ci(ki, kí), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại=đóng cái cửa lại
Con du = con dâu
Chạc = dây
Chủi = chổi
Con me = con bê
Ci bộng = Cái Lỗ (lộ) (BS)
Cươi = Sân (BS)
Đọi = (cái) bát
Nạm = nắm. VD: cầm 1 nạm thóc.
Trốc = đầu.
Tru = trâu. VD: bọn ni khỏe như tru = bọn này khỏe như trâu
Trốc tru = (chửi) đồ ngu. VD: cái đồ trốc tru!
Trốc Gúi = Đầu Gối
Khu = mông, đít. VD: lộ khu = lỗ đít
Mấn = váy (dài quá đầu gối)
Rọt = ruột (BS)
Ló = lúa
Một số nơi có thêm nhựng từ như: Âm mi = mày; Nha = tao; Nói Hớt = nói dối; Rọng = Ruộng; Ung = ông; mụ = bà; …