Trong những năm gần đây cụm từ work life balance rất phổ biến với các bạn trẻ đi làm, hầu như nó là yếu tố tiên quyết để nhà tuyển dụng chọn work life balance thu hút nhân sự.Tuy nhiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trên thực tế có như chúng ta tưởng?
1. Work life balance là gì? Nói một cách khác work life balance thể hiện nguyện vọng mong muốn của người lao động và mức độ mong muốn của họ phụ thuộc vào công việc của mỗi cá nhân và tính chất công việc. Đây cũng là yếu tố mà các nhà tuyển dụng sử dụng thu hút nhân tài về cho tổ chức. Work có thể hiểu một cách giản nhất là công việc. Những hoạt động ngoài xã hội nhằm tạo ra thu nhập cho bản thân và từ thu nhập ấy đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Life chúng ta có thể hiểu là cuộc sống, khoảng không gian đó chúng ta dành cho gia đình, bạn bè, bản thân,.. Trong xã hội hiện đại như ngày nay, mọi thứ xung quanh phát triển với tốc độ quá nhanh đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật kiến thức mới, liên tục thay đổi để bắt kịp sự phát triển của xã hội mà không muốn mình bị tụt hậu phía sau. Cũng chính vì lý do đó mà thuật ngữ “ work life balance” bắt đầu xuất hiện. Nó thể hiện mong muốn của của con nhằm giải tỏa áp lực căng thẳng trong công việc và đời sống. Work life balance nôm na là cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là thiên đường trong mơ khi họ đi làm được hưởng lương thưởng phúc lợi đầy đủ nhưng cuộc sống cá nhân không bị ảnh hưởng, quỷ thời gian không bị chồng chéo lên nhau.
2. Phân loại của Work life balance Còn nhớ vụ tranh cãi về việc người trẻ có nên hay chăng đi làm về sau 7h tối để cân bằng việc ở công ty và thời gian cho cá nhân. Work life balance trên thực tế có thực sự như ta tưởng tượng. Rất nhiều người cho rằng để cân bằng công việc và cuộc sống nên chia rạch ròi thời gian cho công việc là 8 tiếng, thời gian cho gia đình bạn bè là 8 tiếng và thời gian cho bản thân là 8 tiếng như vậy không có sự va chạm chồng chéo lên nhau giữa các quỹ thời gian. Liệu như vậy có thực sự hiệu quả và đạt được điều người lao động mong muốn. Theo một nghiên cứu của google năm 2014 chỉ rằng trong một doanh nghiệp có 2 loại nhân viên chính là Segmentor và integrator Trong số những người đã tham gia khảo sát thì có khoảng 30% trên tổng số thuộc nhóm Segmentor. Đây là nhóm đối tượng không thích đem công việc về nhà, sau giờ tan ca chỉ muốn tập chung vào chuyện cuộc sống. Cảm thấy rất bực tức và phiền toái nếu nhận được cuộc gọi từ công ty, từ đồng nghiệp. Họ luôn hoàn thành công việc trong ngày ở công ty và không muốn mang nó về nhà và đặc biệt không thích nói chuyện công việc trên bàn ăn. Còn lại 70% thuộc nhóm integrator. Họ có thể làm việc riêng trong giờ làm nhưng có thể thoải mái đem công việc về nhà làm vào buổi tối. cuối tuần có thể đi tán gẫu với bạn bè về công việc của 2 bên và đọc tài liệu để nâng cao kiến thức chuyên môn.
3. Ở độ tuổi nào nên lưu ý đến work balance Không phủ nhận “work-life balance” là yếu tố hấp dẫn mà một công việc lý tưởng cần có. Tuy nhiên, điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau, người đi làm sẽ có những mục tiêu sự nghiệp khác nhau, những kỳ vọng khác nhau cho công việc mà mình đang làm.
Ở độ tuổi từ 24 đến 30 đây là độ tuổi các bạn trẻ tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, có nhiều đam mê hoài bão lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp. Đây là thời điểm ai cũng muốn trau dồi thêm kiến thức, cống hiến hết sức cho sự nghiệp và các mục tiêu cá nhân khác. Mục đích của họ cho dù như thế nào thì cũng hướng đến một điểm chung là phát triển sự tích cực, luôn tìm hướng đi lên chứ không phải bị bỏ lùi tụt hậu về phía sau.. Có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta chọn Work life balance vào độ tuổi này vô cùng lãng phí và sẽ rất hối tiếc về sau bởi chúng ta đang có một quỹ thời gian thoải mái, không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái. Sự thăng tiến của bạn bè sẽ tạo động lực mạnh mẽ phải vươn lên trong đường đua. Đặc biệt, ở độ tuổi này sức khỏe dồi dào, các rủi ro về sức khỏe hầu như rất ít. Vậy tại sao chúng ta lại chọn cuộc sống quá nhàn hạ để rồi sao này phải hối tiếc vì những cơ hội đã qua. Tuy nhiên, vào thời điểm bạn lập gia đình, yếu tố Life xuất hiện và chiếm một phần quan trọng trong mọi quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Lúc này, bạn không chỉ phải suy nghĩ làm sao để duy trì được thu nhập mà còn phải lo lắng cách có thể duy trì được hạnh phúc gia đình, thỏa mãn mong muốn của cá nhân. Dù “work-life balance” có quan trọng đến thế nào, bạn cũng cần đảm bảo các yếu tố khác trong công việc nhằm để cán cân gia đình – công việc được cân bằng và bổ sung cho nhau. Có nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các nguyên nhân gây đổ vỡ trong hôn nhân là vợ hoặc chồng không căn bằng được Life và Work dẫn đến nhiều hệ lụy đau buồn. Công việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian của họ, làm họ đôi khi quên đi việc mình phải chia sẻ Life với người bạn đời, xem đó như trách nhiệm của đối phương. Một điều các bạn trẻ nên suy nghĩ và cân nhắc trước khi thực hiện là nên thêm thuật ngữ “ work life balance” vào từ điển cuộc đời của bản thân mình lúc nào là phù hợp nhất. Đây là một bài toán khó, nhưng nếu tìm được cách giải hay nhất dành cho nó bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng Do đó, nếu bạn còn trẻ, thứ bạn có duy nhất là thời gian và năng lượng. Vậy nên, “work-life balance”, hãy nên chấp nhận có một ít hoặc thậm chí chưa có. Nhưng cơ hội để bạn học nhiều hơn mỗi ngày, làm thêm một cái mới mỗi ngày thì nhất định phải giành lấy cho bằng được.
>> Link Power hiện đang có chương trình đạo Total Reward chuẩn hệ thống quốc tế duy nhất tại Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết về khóa học tham khảo TẠI ĐÂY.