Công việc nhân sự là một trong những vị trí quan trọng trong tổ chức. Một bảng mô tả chi tiết công việc nhân sự rõ ràng sẽ giúp ứng viên định hình được các nhiệm vụ cần hoàn thành, biết rõ khả năng của mình, và định hướng phát triển nghề nghiệp để ứng tuyển.
Cùng Glints tìm hiểu thêm những điều cần biết về một bảng mô tả công việc nhân sự đầy đủ và mới nhất 2022 nhé.
Nhân viên nhân sự là gì?
Yếu tố con người luôn là cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Việc tuyển dụng đầu vào là điều đáng quan tâm để chọn lựa được nhân tài trong hàng trăm người ứng tuyển.
Nhân viên nhân sự là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng ứng viên và các công việc khác liên quan trực tiếp đến người lao động. Trong tiếng Anh, chức vụ này được gọi là Human Resources (HR) Executive.
Hiện tại, ngành nghề này đang được nhiều bạn trẻ lưu tâm và tìm hiểu. Công việc được trau dồi từ giai đoạn quản lý cho đến khâu tuyển dụng và đào tạo.
Tùy vào yêu cầu cụ thể của mỗi chức vụ trong doanh nghiệp, mà nhân viên nhân sự sẽ có những mục tiêu, định hướng khác biệt.
Thị trường tuyển dụng vị trí nhân viên nhân sự ở Việt Nam?
Nhân sự không phải bộ phận mang về doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp, nhưng là một phần không thể thiếu trong tổ chức.
Họ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nhân viên, nguồn lực quan trọng nhất của công ty.
Họ phải bảo đảm hiệu quả và năng suất làm việc, và xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động. Từ đó, doanh nghiệp trở nên có tổ chức, hoạt động có cơ cấu, năng nổ và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Khi công ty cần mở rộng quy mô, hoặc thay đổi sơ đồ phát triển, nhân viên nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi, giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nhờ giải quyết các nhu cầu tuyển dụng với chất lượng tốt.
6 hoạt động chính liên quan đến người lao động mà bộ phận nhân sự phải đảm bảo cho doanh nghiệp.
- Tuyển dụng.
- Đảm bảo môi trường làm việc tốt cho nhân viên.
- Quan hệ của doanh nghiệp với người lao động.
- Chính sách lương thưởng, phúc lợi.
- Đào tạo nhân viên.
- Thực thi luật lao động.
Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên nhân sự giỏi sẽ dễ dàng phát triển tốt nhờ có nhân tài.
Vì thế, công việc nhân sự đang thu hút được rất nhiều người, có sức cạnh tranh cao nhờ mức lương khá ổn định và con đường sự nghiệp thăng tiến rõ rệt.
Đọc thêm: 7 Tố Chất Cần Có Của Người Làm Nhân Sự
Bảng mô tả công việc nhân sự cơ bản gồm những gì?
1. Bản mô tả công việc nhân viên nhân sự tổng hợp
Dù có thể làm việc riêng biệt, hoặc đồng hành cùng các đồng nghiệp khác trong bộ phận hành chính, thực hiện các nhiệm vụ tùy vào quy mô và cơ cấu doanh nghiệp, nhân viên nhân sự vẫn có những nhiệm vụ cơ bản như sau.
Lên kế hoạch cho việc tuyển dụng hoặc đào tạo
- Phân tích nhu cầu tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp.
- Triển khai kế hoạch tuyển dụng cùng các phòng ban khác.
- Định hướng văn hóa cho nhân viên mới, đề xuất các ý kiến đào tạo và phát triển nguồn lực.
- Làm mới các chương trình đào tạo, mở rộng sân chơi, tổ chức hoạt động phù hợp để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, hạn chế rủi ro xung đột.
Quản lý nhân sự
- Quản lý hồ sơ nhân sự, đề xuất các chính sách lương thưởng và phúc lợi.
- Hỗ trợ người lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh, các khiếu nại thường gặp.
- Quản lý hiệu suất người lao động.
- Đánh giá hiệu suất nhân viên hằng quý hoặc hằng năm.
- Đảm bảo nhân viên trong công ty đều tuân thủ quy định về an toàn lao động và chính sách nội bộ.
2. Bảng mô tả công việc nhân sự nhà máy
Bảng mô tả công việc nhân viên nhân sự trong nhà máy có các nhiệm vụ chính như sau:
Lập kế hoạch và triển khai tuyển dụng nhân sự
- Làm việc với các phòng ban, bộ phận về những yêu cầu tuyển dụng nhân sự trong nhà máy.
- Phối hợp với nhân viên xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tìm cách thức đăng tuyển hiệu quả.
- Thực hiện đăng tuyển.
- Tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc những ứng viên đủ tiêu chí tuyển dụng.
- Xây dựng kế hoạch phỏng vấn cùng Trưởng bộ phận để chọn được ứng viên đạt yêu cầu.
- Gửi mail xác nhận đến những ứng viên đã trúng tuyển.
- Soạn hợp đồng thử việc. Hướng dẫn cho nhân viên mới về các quy định, lương thưởng và chính sách công ty.
- Làm báo cáo đánh giá kết quả tuyển dụng.
Đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo lao động trong bộ phận nhà máy.
- Lập kế hoạch đào tạo phù hợp với từng đối tượng lao động.
- Triển khai kế hoạch đào tạo và theo dõi quá trình.
- Lập báo cáo đánh giá về kết quả đào tạo.
- Phối hợp cùng các phòng ban tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên.
Quan hệ với người lao động
- Thu thập hoặc chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để đóng bảo hiểm cho người lao động. Bảo đảm nhân viên được tham gia khi đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm theo đúng quy định.
- Cập nhật các số liệu về tăng giảm Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) vào hệ thống quản lý và đối chiếu với các cơ quan liên quan.
- Xử lý các chính sách bồi thường, phạt khi vi phạm quy định, hợp đồng.
Thông báo lương thưởng và phúc lợi
- Tổng hợp giờ/ ngày công để tính lương, thưởng, phụ cấp và chuyển phòng kế toán kiểm tra và chi trả.
- Cập nhật các thay đổi về tăng/giảm lương cho người lao động.
- Cập nhật những điều chỉnh mức lương, thưởng và các chính sách phúc lợi khác.
- Lập kế hoạch quỹ lương và thưởng hằng quý/ năm.
Thực thi luật lao động
- Xây dựng các quy định, quy trình, chương trình hành động về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Trang bị các thiết bị an toàn, bảo hộ cho người lao động. Cấp phát đầy đủ và hướng dẫn họ sử dụng.
- Báo cáo đầy đủ quá trình thực hiện công tác An Toàn Lao Động, Phòng Chống Cháy Nổ.
- Nghỉ phép theo hợp đồng và luật lao động. Quản lý nghỉ phép của nhân viên (nhận và lưu trữ đơn xin nghỉ phép).
- Quản lý đơn xin nghỉ việc của người lao động.
Đào tạo và phát triển nội bộ
- Hợp tác cùng các bộ phận liên quan hoặc trưởng bộ phân để đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động.
- Hướng dẫn và thúc đẩy các bộ phận trong nhà máy thực hiện đánh giá theo đúng tiến độ.
- Thu thập thông tin về thiếu sót, tổng hợp các lỗi để tổ chức đào tạo và định hướng cho nhân viên nội bộ.
- Thông báo quyết định điều động, chuyển bộ phận, miễn nhiệm theo yêu cầu của trưởng bộ phận, làm theo các thủ tục liên quan.
Một số công việc khác
- Lập báo cáo về tình trạng biến động nhân sự hoặc những biến động khác thường.
- Cập nhật, lưu trữ hồ sơ người lao động theo đúng quy định.
- Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại về chính sách, lương thưởng, tiền trợ cấp cho người lao động.
3. Bảng mô tả công việc quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là người tìm kiếm và khai thác nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả. Vậy cụ thể các công việc của một quản lý nhân sự là gì, cùng Glints tìm hiểu nhé.
Quản lý hồ sơ
Bộ phận nhân sự là chủ chốt nắm giữ toàn bộ thông tin, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhân viên, bao gồm nhân viên đang làm việc và nhân viên đã nghỉ việc.
Ngoài ra, các hồ sơ của ứng viên ứng tuyển cũng được bộ phận nhân sự lưu trữ làm tài liệu dự tuyển cần thiết.
Chấm công lên kế hoạch phát lương, thưởng
Hằng tháng, nhân sự cần tổng hợp giờ công, ngày công của nhân viên để có căn cứ tính lương, thưởng.
Họ có thể tổng hợp từ sổ sách hoặc máy chấm công, cụ thể về các ngày nghỉ phép, ngày nghỉ không lương, thời gian đi muộn, thời gian tăng ca.
Từ đó, nhân sự xây dựng kế hoạch tăng lương hằng năm sao cho phù hợp, chính sách thưởng xác đáng cho những nhân viên có thâm niên hoặc đạt hiệu quả tốt trong công việc.
Một khi có đầy đủ bảng báo cáo lương thưởng, sẽ chuyển cho bộ phận kế toán chi lương đúng ngày.
Đánh giá năng lực và thái độ làm việc của nhân viên
Nhân sự đánh giá năng lực và thái độ làm việc dựa vào báo cáo từ cấp quản lý trực tiếp của nhân viên đó. Nếu có sự khiếu nại, nhân sự phải bảo đảm giải quyết ổn thỏa.
Song song, những nhân viên vi phạm quy định hoặc không đạt yêu cầu về năng lực, nhân sự sẽ tiến hành xử phạt hoặc đào thải nhân viên đó ra khỏi công ty.
Tuyển dụng nhân sự
Bộ phận nhân sự nhận đề xuất tuyển dụng từ trưởng phòng ban khác, sau đó lập kế hoạch số lượng, chất lượng để tìm kiếm và khai thác ứng viên.
Tổng hợp xong các thông tin, mục tiêu, nhiệm vụ mỗi vị trí, soạn thành một bảng mô tả công việc phù hợp, bộ phận nhân sự sẽ đăng tin tuyển dụng đó lên các nền tảng tuyển dụng uy tín.
Sau khi có được hồ sơ, nhân sự tiếp tục sàng lọc, chọn lọc ra những ứng viên tiềm năng để tham gia phỏng vấn. Cuối cùng, nếu phỏng vấn thành công, nhân sự sẽ gửi mail xác nhận và tiến hành hướng dẫn các quy định về công ty, ký hợp đồng và báo nhân viên bắt đầu thời gian thử việc.
Đọc thêm: Talent Acquisition Là Gì? 9 Điểm Khác Biệt Giữa Talent Acquisition Và Recruiter
Đào tạo nhân sự
Nhân sự có thể linh hoạt, tổ chức các hoạt động đào tạo ngắn hoặc dài hạn cho nhân viên mới, học hỏi văn hóa về công ty và nắm rõ các quy trình cơ bản của công việc.
Đối với nhân viên cũ, có thể cải thiện kỹ năng bằng các khóa học phong phú về nghiệp vụ, chuyên môn, nâng cao tay nghề và tư duy để phát triển thêm trong tương lai.
Đọc thêm: Dịch vụ tư vấn, quản lý nhân sự tại Glints
Yêu cầu cần có ở nhân viên nhân sự
- Tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, hành chính.
- Ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí tương đương từ 6 tháng – 1 năm sẽ được ưu tiên.
- Kỹ năng tin học và sử dụng máy tính thành thạo.
- Có kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý nhân sự như HRIS hoặc HRMs.
- Hiểu rõ các quy định về Luật Lao Động.
- Có khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng sắp xếp thời gian.
- Có tầm nhìn logic, chọn lọc ứng viên hiệu quả.
- Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế.
- Thái độ làm việc tập trung, tích cực, có trách nhiệm.
- Chăm chỉ, trung thực, nhanh nhẹn và chịu được áp lực cao trong công việc.
Quyền lợi về lương
Trên thị trường, nhân viên nhân sự có mức lương khá cao. Trung bình một nhân viên cơ bản có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Dựa vào các cấp bậc khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau.
- Quản lý nhân sự có mức lương trung bình là 12 – 15 triệu đồng/tháng.
- Giám đốc nhân sự có mức lương có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng.
Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự thường gặp
Cần có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng để có thể lọt vào vòng kế tiếp. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự dưới đây, và chuẩn bị những thông tin rõ rệt để thuyết phục người phỏng vấn nhé.
- Giới thiệu về bản thân, và kể về những kinh nghiệm giúp bạn có được thế mạnh và những vấp ngã giúp bạn học hỏi ra sao?
- Bạn nghĩ mình phù hợp với ngành nhân sự vì điểm nào?
- Bạn hiểu ngành nhân sự là gì? Các công việc nhân sự chủ yếu là làm gì?
- Cơ cấu nhân sự trong công ty này là gì, bạn đã tìm hiểu chưa?
- Bạn có kiến thức về Luật Lao Động không? Hãy nêu một vài trọng điểm khi chấm dứt hợp đồng với nhân viên nghỉ việc.
- Giải thích về chế độ phúc lợi. Đây có phải là điểm mấu chốt để quản lý nhân sự, giữ người tốt nhất?
- Tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá nhân sự.
- Yếu tố làm nên một nhân viên nhân sự thành công là gì?
- Kể về một tình huống trong quá khứ, chứng minh bạn là người có kỹ năng giải quyết vấn đề và xung đột.
- Phần mềm hỗ trợ quản lý là gì? Bạn biết gì về chúng?
- Định hướng nghề nghiệp của bạn như thế nào? Với cơ cầu và những tiêu chí công ty đưa ra, bạn nghĩ mình có khả năng thăng tiến không?
Kết luận
Nhân viên nhân sự là một ngành triển vọng trong những năm gần đây. Trong năm 2022, ngành nhân sự đã có những đổi mới tích cực, tuy vậy vẫn còn những điều cốt lõi, cơ bản của ngành mà Glints đã chia sẻ với các bạn qua bài viết này.
Chúng mình hy vọng bảng mô tả công việc nhân sự trên sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ và có thêm thông tin để phát triển sự nghiệp của mình nhé.
Tác Giả