Peer pressure là gì? Có những cách nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa? Thiếu niên là độ tuổi rất dễ gặp phải tình trạng Peer pressure. Đó là những áp lực vô hình từ bạn bè, người thân và môi trường xung quanh đã tạo nên những suy nghĩ tiêu cực cho chính bản thân
Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa không hẳn là xấu, đó còn là động lực để bạn quyết tâm thay đổi thực trạng hiện tại. Trong bài viết này, hãy cùng Coolmate tìm hiểu Peer pressure là gì và cách vượt qua áp lực đồng trang lứa nhanh chóng nhất nhé.
Peer pressure là gì?
Peer pressure là thuật ngữ chuyên ngành trong giáo dục, tâm lý học được hiểu là áp lực đồng trang lứa. Đây có thể là áp lực từ ý kiến, hành vi, tác phong hoặc giá trị con người của một cá nhân hoặc tập thể tác động trực tiếp lên tư tưởng của một người nào đó.
Peer pressure là xảy ra rất phổ biến với hầu hết chúng ta ngay khi mới bắt đầu đi học cho tới lúc già đi. Khi còn nhỏ, chúng ta học ở trường, lớn lên đi làm ở môi trường công sở, áp lực vô hình từ gia đình, cuộc sống luôn khiến bản thân mệt mỏi, stress. Những điều này chỉ xuất hiện khi áp lực đông trang lứa tồn tại trong bản thân bạn mà không có người nào có thể hiểu được.
Mặc dù số lượng trẻ vị thành niên bị Peer pressure rất nhiều, nhưng không có nghĩa người lớn được “miễn nhiễm”. Nó cũng vẫn là một áp lực vô hình giữa đồng nghiệp, bạn bè cùng trang lứa.
Theo một nghiên cứu, cứ 10 người thì có tới 6 – 7 người bị áp lực đồng trang lứa, đặc biệt là trong môi trường học tập và làm việc. Như vậy, có thể nói rằng áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất cứ người nào và bất cứ độ tuổi nào.
Nguyên nhân xuất hiện Peer pressure?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới chúng ta bị áp lực đồng trang lứa từ cả bên trong và bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình.
1. Tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định
Những người trong độ tuổi vị thành niên khi tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định thường dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường xung quanh.
Chắc hẳn rằng, chúng ta đã ít nhất 1 lần nghĩ tới một việc “điên rồ” nào đó như bỏ nhà đi, trốn học, cô lập một bạn nào đó mà mình ghét,… Nguyên nhân có thể do chưa xác định được giá trị của bản thân, chưa suy nghĩ tới hậu quả hoặc có tầm nhìn hạn hẹp về một mối quan hệ xung quanh.
2. Khao khát được hòa nhập
Đó cũng là một lý do khiến bản thân “tự viện” cớ để tạo ra áp lực đồng trang lứa. Trong một trường hợp nào đó, bạn bị từ chối bởi nhóm bạn hoặc đồng lại thì khả năng tự “chống chọi” sẽ rất khắc nghiệt. Điều này đã được chứng minh trong quá trình phát triển hàng triệu năm của con người.
Chính bản năng được mong muốn hòa nhập với cộng đồng sẽ giúp chúng ta tự biết điều chỉnh tư duy, thái độ và hành vi phù hợp với nhóm mà mình mong muốn tham gia.
3. Chuẩn mực của xã hội
Ở mỗi một thời kỳ và môi trường khác nhau, người ta sẽ có một quy chuẩn hoàn toàn khác biệt. Suy nghĩ, tư duy và hành động của bạn phải thực sự được những người trong xã hội chấp nhận, cho đó là đúng đắn. Những điều này được thể hiện rõ trong việc phát biểu ý kiến cá nhân, đánh giá hành động từ cộng đồng, xã hội một cách trực tiếp/gián tiếp.
Có thể hiểu đơn giản là trong một công ty nào đó, việc overtime – làm thêm giờ là “quy tắc ngầm” mà ai cũng phải biết. Và chắc chắn là chẳng ai muốn trở nên “lạc quẻ” khi bị sếp đánh giá là người không biết cống hiến và không nỗ lực.
4. Chủ nghĩa tập thể
Văn hóa người châu Á rất coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn là văn hóa châu Âu. Những người sống và được nuôi dạy trong văn hóa phương Đông thường dễ hình thành việc so sánh xã hội. Việc này cũng rất dễ hiểu khi họ muốn xác định bản thân về mặt quan hệ hay đánh giá vị trí của một người.
Chủ nghĩa tập thể thường đề cao thứ bậc, vị trí, điểm số,… vô tình đã khiến bản thân bị Peer pressure. Bản thân càng áp lực khi so sánh với bạn bè, người thân hoặc đơn giản là những người quen biết ở một nơi nào đó. Khi còn nhỏ, cái cụm từ “con nhà người ta” luôn ám ảnh trong tư duy của mỗi cô cậu học sinh. Đấy cũng là hình ảnh rõ nét trong áp lực đồng trang lứa.
5. Mạng xã hội
Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin, nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Peer pressure càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhìn thấy người khác thành công hơn, có cuộc sống sung túc hơn,… cao hơn 2,7 lần so với người bình thường.
Chính vì thế, hãy biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ để bản thân phát triển theo hướng tích cực nhất.
Mặc dù vậy Peer pressure cũng không thực sự xấu như nhiều người nghĩ. Áp lực đồng trang lứa cũng là động lực tuyệt vời để thúc đẩy bạn trở nên hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể khai thác những mặt tốt, tiếp xúc với những người tốt thì chúng ta sẽ có những tư duy và hành động tương tự.
Dấu hiệu con trai thích bạn – Tâm lý con trai khi yêu
Giảm cân hiệu quả mà không cần tập thể dục? Xem ngay 11 cách sau