Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, vận hành hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp thì tỉ lệ vòng quay tổng tài sản là chỉ số quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm phân tích, đánh giá qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Contents
- 1 1. Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản là gì?
- 2 2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản tốt là gì trong vận hành doanh nghiệp?
- 3 3. Công thức tính vòng quay tổng tài sản
- 4 4. Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động mà doanh nghiệp nên nắm
- 5 5. Cách đánh giá tỉ lệ vòng quay tổng tài sản hiệu chính xác, hiệu quả cho doanh nghiệp
1. Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản là gì?
Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover Ratio) hay số vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, được coi là “thước đo” hiệu quả trong việc đo lường, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều vào tài sản cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỷ số này cho biết với mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản so sánh số liệu doanh thu thuần với tổng tài sản bình quân vận hành trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư vào tài sản. Thông thường chỉ số này càng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, doanh nghiệp đầu tư vào các kế hoạch mua sắm tài sản hợp lý. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp thì cho thấy các kế hoạch mua sắm, đầu tư vào tài sản chưa đạt hiệu quả để tạo ra doanh thu, dòng tiền cho doanh nghiệp.
2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản tốt là gì trong vận hành doanh nghiệp?
Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản thường được tính theo hằng năm hoặc trong một kỳ kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện chỉ số này liên tục qua các chu kỳ kinh doanh, vì chỉ số này càng cao cho thấy việc đầu tư vào tài sản đạt hiệu quả.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng tỷ số này ở mỗi loại hình, mô hình kinh doanh thì lại không giống nhau. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ thông thường (tư vấn, giải trí, tổ chức sự kiện,…) và lĩnh vực bán lẻ thì tỷ số này thường cao hơn so với một số ngành nghề khác, bởi vì các sản phẩm của ngành nghề này thường có khối lượng bán ra cao hơn so với việc doanh nghiệp sở hữu cơ sở tài sản (bao gồm các tài sản hữu hình như nhà máy, đất đai, máy móc, hàng tồn kho, tiền mặt, tài sản tương đương tiền,…). Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì việc đánh giá vòng quay tổng tài sản thường không chính xác và tỉ lệ này cũng ít liên quan đến việc vận hành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Tỉ lệ này thường hữu ích cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn, sở hữu nhiều khối tài sản và thường liên quan đến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, trường học,… Do tỉ lệ vòng quay tổng tài sản khác biệt rất nhiều giữa các công ty trong các lĩnh vực khác nhau, nên không có được con số xác định chung cho vòng quay tổng tài sản “tốt” và sẽ không hợp lý khi so sánh số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Để có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của cùng ngành, lĩnh vực với công ty đó.
3. Công thức tính vòng quay tổng tài sản
Công thức tính tỉ lệ vòng quay tổng tài sản như sau:
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Doanh thu mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các khoản như: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, các khoản phụ cấp bán hàng và các chi phí liên quan đến thuế.
- Tổng tài sản bình quân: Là tổng số tài sản đầu kỳ cộng tổng số tài sản cuối kỳ sau sau đó chia cho 2.
Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản cho ta biết được được 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình vận hành của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Ví dụ: Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất báo cáo tổng tài sản đầu kỳ là 500.700 USD và tổng tài sản cuối kỳ là 500.300 USD. Trong cùng kỳ kinh doanh, công ty A đã tạo ra doanh số 787.000 USD với chiết khấu bán hàng là 17.000 USD. Lúc đó tỉ lệ vòng quay tổng tài sản của công ty A sẽ được tính = (787.000 – 17.000) / [(500.700 + 500.300) / 2] = 1,54. Như vậy, với 1 USD đầu tư vào tổng tài sản, doanh nghiệp A tạo ra 1,54 USD doanh thu.
4. Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động mà doanh nghiệp nên nắm
Để phân tích tình hình tài chính, hoạt động vận hành của doanh nghiệp có đạt hiệu quả thì cần phải nắm rõ được cách đánh giá các chỉ số hiệu suất hoạt động. Từ đó doanh nghiệp sẽ nắm rõ được tình hình luân chuyển hàng hóa, vốn, dòng tiền,… và biết được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không.
4.1 Vòng quay hàng tồn kho
Hệ sống vòng quay hàng tồn kho cho ta biết được khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn kho được hiểu là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho được xác định = Doanh thu / Hàng tồn kho bình quân
Thông thường, chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị tồn đọng hàng và doanh nghiệp sẽ giảm ít rủi ro hơn trong việc quản lý hàng hóa tồn kho.
Tuy nhiên thì hệ số này cao quá cũng không hẳn là tốt cho doanh nghiệp, bởi vì như thế đồng nghĩa với việc hàng hóa tồn kho không còn nhiều để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến thì rất có thể doanh nghiệp không đáp ứng kịp, dễ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm giữ thị phần.
Do đó tùy theo ngành nghề, lĩnh vực thì doanh nghiệp cần phải để ý để hệ số vòng quay này, không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt và mức tồn kho cao là xấu, hệ sống vòng quay hàng tồn kho cần đủ lớn để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất, cũng như nhu cầu của khách hàng.
4.2. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu cho biết được tình trạng quản lý công nợ của một doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn của công ty trên các công nợ trong các kỳ kinh doanh.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh chính xác phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhất định để doanh nghiệp đạt được doanh thu trong kỳ đó. Chỉ số vòng quay này càng lớn cho thấy khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp là tốt và công ty có những khách hàng, đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng, chính sách bán hàng, vận hành đạt hiệu quả.
Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp cho thấy khả năng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao, nợ chưa thu được lớn, chính sách bán hàng có vấn đề hoặc là đối tác, khách hàng có vấn đề về tài chính, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
4.3. Vòng quay tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn cho thấy được hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trong doanh nghiệp (chủ yếu là các loại tài sản cố định như: nhà máy, máy móc, thiết bị,…). Với mỗi đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu từ đó.
Vòng quay tài sản dài hạn xác định = Doanh thu thuần / Tổng tài sản dài hạn bình quân
Với các doanh nghiệp sở hữu khối lượng lớn các loại tài sản cố định hữu hình trong vận hành doanh nghiệp thì chỉ số này càng cao cho thấy được hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSCĐ để tạo ra doanh thu.
5. Cách đánh giá tỉ lệ vòng quay tổng tài sản hiệu chính xác, hiệu quả cho doanh nghiệp
Đánh giá bằng phương pháp truyền thống khiến cho chủ doanh nghiệp không hoàn toàn kiểm soát được số lượng, tình trạng, mức độ khấu hao,… của tài sản qua các chu kỳ kinh doanh bởi vì vấn đề bất đồng bộ dữ liệu trong việc quản lý tài sản giữa các phòng ban.
Dữ liệu không được lưu trữ đồng nhất dẫn đến việc tính bình quân tổng tài sản bị sai lệch, kết quả tính vòng quay tổng tài sản không được chính xác, không đánh giá được chính xác hiệu quả sử dụng tài sản để đảm bảo cho các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản chuẩn xác, hiệu quả liên tục qua các chu kỳ kinh doanh.
Đánh giá chính xác vòng quay tổng tài sản tác động rất nhiều đến việc sử dụng tài sản, chiến lược kinh doanh cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Do đó áp dụng công nghệ 4.0 trong việc đánh giá tỉ lệ vòng quay tổng tài sản là điều cần thiết trong việc vận hành doanh nghiệp.
Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro là giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ các dữ liệu liên quan đến “vòng đời của một tài sản” để đưa ra các đánh giá chính xác cho các chỉ số hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp:
- Các thông tin liên quan đến tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư,… đều được quản lý chi tiết bên trong phần mềm.
- Với các tải sản có giá trị lớn như TSCĐ hữu hình thì phần mềm kiểm soát được nguyên giá, giá trị khấu hao lũy kế, giá trị sử dụng còn lại,… qua các chu kỳ kinh doanh.
- Nắm được tình hình điều chuyển, tình trạng chính xác của nguyên vật liệu, hàng hóa nhằm đảm bảo cho định mức hàng tồn cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Tính năng thanh lý tài sản trong phần mềm giúp người dùng có các kế hoạch thanh lý hàng tồn, hàng hư hỏng, thay thế một cách hợp lý. Từ đó kiểm soát chính xác số lượng tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu còn sử dụng qua các chu kỳ kinh doanh.
- Phần mềm cũng có tính năng kiểm kê tài sản nhằm kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng tài sản thực tế giữa các phòng ban trong doanh nghiệp và số liệu được lưu trữ trên bảng cân đối kế toán.
- Từ các dữ liệu được cập nhật chuẩn xác, phần mềm hỗ trợ người dùng đánh giá các nhà cung cấp theo các tiêu chí, từ đó đảm bảo cho các kế hoạch mua sắm được thực hiện chuẩn xác, trơn tru.
Như vậy, ắt hẳn bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tổng tài sản cũng như các chỉ số hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp qua các chu kỳ kinh doanh. Nếu bạn cần một giải pháp để đánh giá, quản lý tài sản hiệu quả thì hãy liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!
>> Xem thêm:
- Cách xác định nguyên giá tài sản cố định chính xác cho doanh nghiệp
- Cách ứng dụng 4.0 trong quy trình kiểm kê tài sản doanh nghiệp